Hồ lớn thứ 4 thế giới 'bốc hơi' nhanh đáng kinh ngạc

Biển Aral năm 2000 (trái) và năm 2014.
Biển Aral năm 2000 (trái) và năm 2014.
Một hồ nước từng lớn thứ 4 thế giới giờ đây đã gần hoàn toàn biến mất khỏi bản đồ thế giới, theo các bức ảnh được Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) công bố gần đây.

Các bức ảnh chụp Biển Aral (cũng được gọi là hồ) tại Trung Á vào năm 2000 và 2014 đã cho thấy sự thay đổi đáng kinh ngạc của khu vực này.

Biển Aral, nằm giữa Kazakhstan và Uzbekistan, có thể gọi là hồ vì nó không thông với biển khác, nhưng duy trì được nồng độ muối khá cao, tương đương với nồng độ của đại dương.

Trong bức ảnh được chụp vào năm 2000, Biển Aral khi đó đã chỉ còn là một phần của hồ nước rất lớn so với nhiều thập niên trước. Tuy nhiên, sau 14 năm, Biển Aral đã gần hoàn toàn bị bốc hơi.

Trước đây, Biển Aral đã được cung cấp nước bởi hai con sông, Amu Darya và Syr Darya, và lượng mưa trong vùng. Nhưng từ những năm 1960, Liên Xô đã bắt đầu chuyển nước từ 2 con sông này vào các kênh để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trong khu vực.

“Mặc dù việc tưới tiêu đã khiến sa mạc phát triển nhưng nó cũng phá hủy Biển Aral”, theo NASA.

NASA cho hay sự biến mất của Biển Aral đã hủy hoại các cộng đồng đánh bắt, trong khi lượng nước ít ỏi còn lại bị ô nhiễm tới nỗi gây ra mối nguy hại đối với sức khỏe con người.

Vào năm 2005, Kazakhstan đã xây dựng một đập nước giữa khu vực phía nam và phía bắc của hồ như một nỗ lực vào phút chót nhằm cứu Biển Aral.

Theo An Bình

Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.