Ảnh: Warfiles
Theo chuyên gia Leonkov, các hệ thống tác chiến điện tử của Nga là nỗi sợ hãi đối với Mỹ, bởi từ những năm 1990, Nga đã không hề từ bỏ việc hiện đại hóa các hệ thống của mình và còn tiếp tục hiện thực hóa các hệ thống triển vọng mới.
Trong thời điểm đó, Mỹ lại từ bỏ công việc chế tạo các hệ thống tác chiến điện tử vì không nghĩ rằng sẽ gặp phải một quốc gia có thể vượt qua Mỹ trong bất cứ lĩnh vực quân sự nào.
Chuyên gia Leonkov nhấn mạnh, hiện trạng việc chế tạo các tổ hợp tác chiến điện tử là một thành tích của những người không ngừng tin vào sức mạnh quân sự Nga.
Phạm vi các khả năng của những hệ thống này là rất rộng lớn. Đó là sự tác động vào hệ thống điện của đối phương, tác động đến hệ thống tín hiệu điện tử, việc can thiệp vào các hoạt động kỹ thuật của đối phương…
Do đó, khi sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử di động, thực tế Nga có thể làm mất tinh thần quân đội Mỹ.
Để làm được điều này, chuyên gia Leonkov đã đề xuất sử dụng các máy bay không người lái hiện đại Orlan-10 để có thể mang được các phương tiện tác chiến điện tử.
Chuyên gia Leonkov cũng thông báo rằng, các máy bay không người lái tương tự có thể được sử dụng trong cả các mục tiêu được bảo vệ, bằng cách phát hiện, vô hiệu hóa mìn và hệ thống hỏa lực giàn, giúp các phương tiện kỹ thuật của Nga di chuyển lên phía trước.
Hiện tại có nhiều thiết bị khác nhau về kích thước tổng thể, về công suất và nguyên tắc hoạt động. Các công nghệ này đã thể hiện xuất sắc tại Syria, nơi mà Mỹ lần thứ hai đã gặp phải vấn đề liên quan tới việc hoàn toàn bất lực. Bởi lẽ các thiết bị kỹ thuật của Mỹ không thể hoạt động bình thường do các phương tiện tác chiến điện tử của Nga, ông Leonkov cho biết.
Quân đội Mỹ chỉ chiến đấu được trong những điều kiện mà họ cảm thấy hoàn toàn an toàn. Để biện minh cho lời nói của mình, Leonkov đã nhắc đến sự cố liên quan tới việc Mỹ phải rút lui Tàu khu trục Donald Cook do tác động từ hệ thống tác chiến điện tử được lắp đặt trên các máy bay của Nga.
Khi đó tất cả các hệ thống bảo vệ tàu chiến hiện đại của Mỹ đã ngừng hoạt động, còn máy bay của Nga thì bay lượn trên đầu chiến hạm bất lực của Mỹ một cách đầy nhạo báng, như chính các thủy thủ của Mỹ từng ghi nhận như vậy.
“Kết quả là 17 người đã bị sa thải khỏi quân đội sau sự kiến này. Đây là một minh chứng rõ nhất cho sự mất tinh thần của quân đội Mỹ”, chuyên gia Leonkov kết luận.