Hàng Việt chinh phục kênh phân phối hiện đại

TPO - Tại nhiều siêu thị lớn ở TPHCM, hàng Việt chiếm tỷ lệ lên tới 80 – 90%. Không chỉ phong phú về mẫu mã, chủng loại mà hàng hóa của doanh nghiệp trong nước sản xuất còn chinh phục thị trường bằng chất lượng, giá cả.

Ngày càng “chất”

Những ngày cuối tuần, siêu thị Co.opmart Rạch Miễu (quận Phú Nhuận) nhộn nhịp khách hàng đến mua sắm từ khi mới mở cửa. Tại các quầy hàng từ thực phẩm tươi sống, hàng chế biến sẵn… nhân viên siêu thị liên tục bổ sung hàng hóa đầy ắp. Không những vậy, sản phẩm còn khuyến mãi, giảm giá để khách hàng dễ dàng chọn lựa.

Nhanh tay nhặt những quả dưa leo, cà chua đã giảm giá chỉ còn 22.000 – 25.000 đồng/kg, bà Trang (64 tuổi) cho biết, hôm qua chợ cóc gần nhà bán dưa leo xấu hơn nhưng tới 30.000 đồng/kg, còn ở siêu thị hàng tươi ngon mà giá cả lại rẻ.

“Trước đây tôi ngại đến siêu thị vì cho rằng hàng ở đây có giá cao hơn ngoài chợ lề đường, nhưng mua vài lần thì thấy giá rẻ vì luôn khuyến mãi, sản phẩm có nguồn gốc, bao bì rõ ràng làm khách hàng rất yên tâm” – bà Trang nói.

Hàng Việt chinh phục kênh phân phối hiện đại ảnh 1
Người dân chọn mua hàng Việt tại siêu thị Co.opmart. Ảnh: Uyên Phương

Đưa con gái đến siêu thị mua sắm, chị Hà Mai (nhân viên văn phòng) nhìn nhận: “Hàng hóa trong nước ngày càng chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền người tiêu dùng nhất là trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn. Trước đây, tôi hay chọn các sản phẩm nhập khẩu từ thực phẩm, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng khi tặng bạn bè, đối tác; nhưng nay hầu hết thay bằng các sản phẩm “made in Vietnam” vì ngoài sự mới lạ, độc đáo còn muốn góp phần giới thiệu sản phẩm trong nước đến với nhiều người” – chị Mai chia sẻ.

Tại các hệ thống siêu thị khác như MM Mega Market, Aeon, Lotte… các sản phẩm hàng Việt luôn được bày trí ở những quầy kệ dễ thu hút khách hàng. “Đi siêu thị của nước ngoài nhưng hàng Việt chiếm đa số. Điều này chứng tỏ sản phẩm trong nước chất lượng không thua gì hàng ngoại; đồng thời đã đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu của đối tác ngoại thì mới được bày bán ở các hệ thống này” – ông Thành (ngụ đường Tô Hiến Thành, quận 10) cho biết.

Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM nhìn nhận, các doanh nghiệp trong hội không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt được các chứng nhận theo yêu cầu của các thị trường xuất khẩu. Vì vậy sản phẩm khi đưa ra thị trường không thua hàng ngoại nhập; đồng thời giá cả rất cạnh tranh và có nhiều chương trình ưu đãi kích thích khách hàng mua sắm.

Hàng Việt chinh phục kênh phân phối hiện đại ảnh 2

Hàng Việt hiện chiếm 90-95% tổng sản phẩm tại các hệ thống siêu thị thuộc Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh...

Vươn ra nước ngoài

Thống kê từ Sở Công Thương TPHCM cho thấy, hàng Việt hiện chiếm 90-95% tổng sản phẩm tại các hệ thống siêu thị thuộc Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh... Tại một số hệ thống siêu thị của doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài như AEON, Central Retail, Mega Market... là 80-90%. Còn tại các chợ, cửa hàng tiện lợi, tỉ lệ hàng Việt Nam từ 80% trở lên.

Thống kê của hệ thống siêu thị Co.opmart, hàng Việt tại đây chiếm vị trí áp đảo so với hàng ngoại nhập, trong đó hàng thực phẩm các loại chiếm trên 95%. Hàng ngàn đặc sản khắp vùng miền từ Bắc - Trung - Nam lên kệ siêu thị.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Tổng giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op( cho biết, hàng Việt ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng. Nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, nông sản có lợi thế sản xuất tại địa phương với nhiều chương trình ưu đãi nên người dân dễ lựa chọn.

Đầu tháng 9 vừa qua, Saigon Co.op đã tổ chức chương trình “35 năm Tự hào hàng Việt”. Theo đó, hệ thống Co.opmart, Co.opXtra trên toàn quốc triển khai nhiều chương trình ưu đãi như “Mỗi tuần một lễ hội”, “Đường đua hàng Việt”, “Deal hàng Việt mỗi ngày”… kéo dài đến hết 18/9 nhằm kích thích khách hàng mua sắm.

Theo bà Trần Kim Nga, Giám đốc đối ngoại MM Mega Market Việt Nam, tỷ lệ hàng Việt tại hệ thống chiếm trên 90%, nhiều nhất là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, chế biến sẵn, quần áo thời trang, giày dép…

Ngoài ra, thông tin từ các chợ đầu mối trên địa bàn TPHCM, lượng hàng hóa ngoại nhập về chợ không nhiều, chiếm chưa tới 10%, còn lại là hàng hóa trong nước.

Theo đại diện các siêu thị, hàng Việt không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà vươn ra nước ngoài, chinh phục cả người tiêu dùng nước ngoài. Góp phần làm cho hàng Việt ngày càng “chất” không thể thiếu vai trò quan trọng của nhiều thương hiệu đang làm tốt việc xuất khẩu hàng hóa, đồng thời tìm cách đưa hàng vào các kênh bán lẻ nội địa phục vụ khách hàng.

Theo thống kê từ Ban Chỉ đạo cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam công bố mới đây cho thấy, hiện có hơn 90% người tiêu dùng trong nước tin tưởng và ưu tiên sử dụng hàng Việt. Riêng tại TPHCM, theo thống kê của các ngành chức năng, người tiêu dùng Việt có thói quen sử dụng hàng Việt Nam một cách chủ động. Minh chứng là thời gian qua, tỷ lệ tiếp nhận và ưu tiên sử dụng hàng Việt của khách hàng đạt đến 90%; 75% người dân khuyến khích người thân và bạn bè nên mua hàng Việt... Đáng chú ý, độ phủ hàng Việt ngày càng sâu rộng cả trên kênh hiện đại lẫn kênh truyền thống.

MỚI - NÓNG
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
TPO - Thời điểm này, dọc tuyến biên giới ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu qua An Giang đang trong mùa nước nổi, với mực nước cao hơn các năm trước. Nước tràn đồng, bốn bề là nước. Đây cũng là thời điểm người dân tất bật mưu sinh từ sản vật cá tôm, các loại rau cỏ "trời cho". Dù vậy, nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, không còn phong phú như trước. 
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
TPO - UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tổng quỹ đất công gồm 113 khu với tổng diện tích 22.152 ha, trong đó sẽ thực hiện đấu giá 38 khu đất với diện tích 392 ha. Riêng trong quý 4/2024, Bình Dương lên kế hoạch đấu giá 10 khu đất với tổng diện tích 8,3 ha  Những vị trí đất đấu giá có mục đích sử dụng phù hợp, các tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch.