Hàng nhái đồ Mỹ trong quân đội Trung Quốc

Hàng nhái đồ Mỹ trong quân đội Trung Quốc
TPO - Giới quân sự thế giới thường kháo nhau về năng lực sao chép của ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc mà một trong những đối tượng bị sao chép là vũ khí Mỹ.

Dưới đây liệt kê một số loại vũ khí, thiết bị quân sự Trung Quốc được xem là bản nhái đồ Mỹ. Danh sách khá dài, từ súng tiểu liên tới khu trục 052D hay máy bay tàng hình J-20…  nên khuôn khổ bài báo chỉ cho phép điểm ra vài loại vũ khí, thiết bị.

Tàu đệm khí Type 726

Ra đời năm 1987, tàu đổ bộ đệm khí của hải quân Mỹ là một phát triển mang tính cách mạng trong tác chiến đổ bộ đường biển. Được gọi trong quân đội Mỹ là tàu LCAC, nó có thể chuyên chở 60-75 tấn hàng hóa đổ bộ từ tàu mẹ với tốc độ 74km/h, leo lên bờ biển và thả hàng hóa, binh lính hay vũ khí hạng nặng.

Tàu đổ bộ Type 726 “Yuyi”, theo National Interest, là bản sao rõ ràng của tàu LCAC. Bề ngoài nó hoàn toàn giống tàu LCAC. Nhưng tàu Trung Quốc chỉ mang được 60 tấn hàng, nhưng cũng đủ để mang một xe tăng Type 99 với đầy đủ vũ khí đạn dược. Tàu này có thể được dùng để hỗ trợ các đảo Trung Quốc cải tạo hay chiếm giữ trái phép ở biển Đông hoặc đổ bộ xe thiết giáp trong một kịch bản tấn công Đài Loan.

Tiểu liên CQ

Súng nguyên mẫu là khẩu AR-15 của quân đội Mỹ.  Súng bắn đạn 5,56mm và được gọi là khẩu M-16 trong chiến tranh Việt Nam. Ngày nay quân đội Mỹ dùng súng M4, một phiên bản của M16 nhưng ngắn hơn.

Nhưng Mỹ không phải quốc gia duy nhất sản xuất súng AR-15 với số lượng lớn. NORINCO, tập đoàn công nghiệp phía bắc Trung Quốc, đã sản xuất và xuất khẩu phiên bản nhái súng AR-15 mang tên CQ trong hàng chục năm. Súng giống hệt nguyên mẫu của Mỹ, trừ tay nắm. Bản hàng nhái của NORINCO tất nhiên là không có giấy phép. Ngày nay lực lượng đặc biệt trong quân đội và cảnh sát Trung Quốc đang sử dụng loại súng này, có thể là phiên bản hiện đại hóa súng CQ.

Hàng nhái đồ Mỹ trong quân đội Trung Quốc ảnh 1 Súng nhái AR-15

Xe chiến đấu Dongfeng EQ2050 Mengshi

Xe chiến đấu M998 Humvee là loại xe đa dụng hai cầu, được phát triển từ dòng xe Jeep trong Thế chiến 2. To lớn hơn, chở được nhiều người hơn, xe Humvee được sử dụng trong mọi lực lượng của quân đội Mỹ từ năm 1984.

Hãng AM General đã cố gắng bán xe Humvee cho Trung Quốc trong những năm 1980 nhưng quân đội Trung Quốc cho rằng xe quá to và chậm chạp. Nhưng người Trung Quốc đã thay đổi suy nghĩ sau cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991. Một xe Humvee được tặng và một số xe đi mua được sử dụng để làm nhái và tập đoàn Dongfeng gọi xe này là EQ2050.

Lúc đó, công nghiệp Trung Quốc không thể sản xuất một động cơ nhái xe Humvee, và Dongfeng không thể đi mua động cơ cho xe quân sự vì lệnh cấm vận vũ khí từ phía Mỹ sau sự kiện Thiên An Môn 1989.

Và họ đã “lách luật” khi dùng động cơ diesel của hãng Cummins (Mỹ) bởi động cơ dầu được xem là phục vụ dân sự, nhưng một phiên bản động cơ này đã được trang bị cho “Humvee Trung Quốc”.

Hàng nhái đồ Mỹ trong quân đội Trung Quốc ảnh 2 Dongfeng EQ2050
Hàng nhái đồ Mỹ trong quân đội Trung Quốc ảnh 3 Humvee của Mỹ

Trực thăng Z-20

Quân đội Mỹ đưa vào sử dụng trực thăng đa dụng UH-60 “Black Hawk” từ năm 1979. Có tốc độ và bọc giáp tốt, máy bya UH-60 có thể mang nhiều quân hơn, nhanh hơn và hoàn toàn thay thế dòng trực thăng UH-1 biểu tượng trong chiến tranh Việt Nam. UH-60 đã tham gia nhiều cuộc chiến của Mỹ trong suốt 30 năm qua.

Thú vị là trong quân đội Trung Quốc có một “người anh em” của UH-60 là trực thăng Harbin Z-20. Nó gần như giống hệt dòng S-70 Black Hawk, với 24 chiếc được bán cho Trung Quốc trước thời điểm cấm vận vũ khí. Tuy nhiên, dù được phát triển nhiều năm nhưng Z-20, với cánh quạt 5 lá thay vì 4 lá như Black Hawk, không được sử dụng rộng rãi trong quân đội hay cảnh sát Trung Quốc.

Hàng nhái đồ Mỹ trong quân đội Trung Quốc ảnh 4 Z-20
MỚI - NÓNG
Đoạn đường Nguyễn Trãi bên cạnh hầm chui Thanh Xuân mênh mông nước tối 7/9. Ảnh: Thái An.
Mưa tối ngập đường Hà Nội, xe chết máy, rác trôi đầy
TPO - Tối nay (7/9), thêm nhiều cây xanh đổ gãy trên đường phố Hà Nội, nhưng người đi đường sợ hơn cả vẫn là tình trạng ngập nước ở một số nơi. Xe chết máy, nhiều người bì bõm, hì hục dắt xe cả đoạn phố dài, trong khi rác sinh hoạt, phế thải xây dựng lững lờ trôi…