Hải quân Trung Quốc vừa hạ thủy tàu chống ngầm mới

0:00 / 0:00
0:00
Trung Quốc gần đây được cho là đã hạ thủy tàu chống ngầm thứ ba tại một cơ sở đóng tàu ở Vũ Hán
Trung Quốc gần đây được cho là đã hạ thủy tàu chống ngầm thứ ba tại một cơ sở đóng tàu ở Vũ Hán
TPO - Trung Quốc gần đây được cho là đã hạ thủy tàu chống ngầm thứ ba tại một cơ sở đóng tàu ở Vũ Hán, tăng cường khả năng phát hiện tàu ngầm của Bắc Kinh.

Theo một số chuyên gia, con tàu rất có thể là thiết kế SWATH, hoặc tàu hai thân diện tích nhỏ. Thiết kế hai thân rất ổn định, ngay cả ở tốc độ cao hoặc khi biển động và cũng rất yên tĩnh, một phẩm chất cần có cho một con tàu dự định sử dụng sonar và các thiết bị âm thanh khác để phát hiện tàu ngầm.

Thiết kế của Trung Quốc gần giống với thiết kế SWATH của Mỹ, được nói là có tầm hoạt động lớn và độ bền cao.

Các tàu kiểu SWATH theo dõi tàu ngầm bằng các thiết bị sonar được kéo phía sau chúng trên các cuộn dây cáp dài và có thể chủ động phát hiện tàu ngầm bằng cách bắn tín hiệu "ping" xuống đáy đại dương và lắng nghe tiếng dội lại của tàu ngầm ẩn nấp dưới đáy sâu.

Theo một số báo cáo, chi phí vận hành của lớp tàu từ thời Chiến tranh Lạnh này được Mỹ và Nhật Bản chia sẻ, và dữ liệu do các tàu Nhật Bản thu thập được cũng được chia sẻ với Washington. Điều này mang lại cho Mỹ nhiều tai mắt hơn với chi phí thấp hơn.

Cuối những năm 2000, một trong những tàu giám sát đại dương của Mỹ gây xôn xao dư luận khi liên tục bị tàu và máy bay Trung Quốc quấy rối trong nhiệm vụ quan sát tàu ngầm ở Biển Đông.

Hải quân Trung Quốc vừa hạ thủy tàu chống ngầm mới ảnh 1

Một thiết kế tàu chống ngầm hai thân của Trung Quốc

Mặc dù khu vực tàu Mỹ hoạt động được công nhận rộng rãi là vùng biển quốc tế, nhưng Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền một cách phi lý đối với các vùng biển rộng lớn trên Biển Đông và khẳng định họ đang bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Hải quân Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLAN) có lịch sử “viếng thăm” không mời các tàu và máy bay của Hải quân Mỹ. Trong cuộc tập trận hải quân đa quốc gia do Mỹ dẫn đầu năm 2014, PLAN đã lặng lẽ điều một tàu giám sát điện tử đến gần tàu sân bay USS Ronald Regan và nhóm tàu hộ tống, có lẽ là để thu thập dữ liệu điện tử.

Bất chấp mối đe dọa bị phát hiện bởi các tàu giám sát đại dương, các tàu ngầm trong biên chế hải quân Mỹ đang được hiện đại hóa rất nhanh.

Mỹ đang chế tạo các tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Columbia mới chạy bằng năng lượng hạt nhân, dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động từ đầu những năm 2030. Nhờ thiết kế dẫn động mới, các tàu Columbia được dự đoán là tàu ngầm chạy êm nhất từng được chế tạo cho Hải quân Mỹ .

Một trong những lợi thế chính của Mỹ so với các quốc gia khác như Trung Quốc là lực lượng tàu ngầm tiên tiến và khó phát hiện, có thể được sử dụng để hạn chế sự di chuyển của tàu nổi Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột.

Con tàu giám sát đại dương mới này chỉ ra rằng Trung Quốc đang nỗ lực thực sự để bù đắp hoặc loại bỏ lợi thế đó, trong trường hợp xung đột với Mỹ nổ ra.

Có một số khả năng mà chỉ một số ít hải quân có. Tàu phát hiện chống tàu ngầm tầm xa là một trong số đó. Hải quân Nhật Bản (JMSDF) gần đây đã đưa vào biên chế tàu giám sát đại dương lớp Hibiki thứ ba mang tên Aki. Chiếc tàu hai thân đặc biệt này mang theo sonar SURTASS (hệ thống cảm biến mảng kéo giám sát). SURTASS được thiết kế để phát hiện và theo dõi tàu ngầm ở tầm xa.

Những con tàu này hoạt động cực kỳ ổn định ngay cả trong thời tiết khắc nghiệt, một yêu cầu quan trọng.

Con tàu mà Trung Quốc vừa hạ thủy là tàu thủy âm Type-927 tương đương với SURTASS. Con tàu này đã được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Vũ Xương ở Vũ Hán vào năm ngoái và đã ở trong bến thử nghiệm kể từ đó.

Thân tàu SWATH của Trung Quốc nhìn chung giống với thiết kế của Mỹ và Nhật Bản. Điều thú vị là nó dường như không được phóng to hoặc sửa đổi đáng kể so với tàu Mỹ hay Nhật Bản.

MỚI - NÓNG