Hai mẹ con cá voi xuất hiện ở biển Bình Định

0:00 / 0:00
0:00
Trong 4 ngày khảo sát thực tế, từ 12-15/8, các chuyên gia CBES ghi nhận có hai mẹ con cá voi xuất hiện tại khu vực biển Đề Gi (Bình Định). Kích thước cơ thể cá thể mẹ ước lượng vào khoảng 12m; cá thể con ước lượng khoảng 6m.

Ngày 19/8, Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định cho biết đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và loài nguy cấp (CBES) tiến hành khảo sát thực tế tại khu vực biển Đề Gi để kiểm tra thông tin; đồng thời, có biện pháp quản lý, bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Trong 4 ngày khảo sát thực tế, từ 12-15/8, các chuyên gia CBES ghi nhận có hai mẹ con cá voi xuất hiện tại khu vực biển Đề Gi (Bình Định). Kích thước cơ thể cá thể mẹ ước lượng vào khoảng 12m; cá thể con ước lượng khoảng 6m.

Các chuyên gia CBSE xác nhận, cá voi xuất hiện ở biển Đề Gi thời gian qua là loài cá voi Bryde (tên khoa học là Balaenoptera edeni). Loài này tương đối phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.

Hai mẹ con cá voi xuất hiện ở biển Bình Định ảnh 1
Cá voi xuất hiện ở khu vực biển Đề Gi (Bình Định) là cá voi Bryde (Ảnh: Trung tâm CBES).

Trong 4 ngày khảo sát thực tế, từ 12-15/8, các chuyên gia CBES ghi nhận có hai mẹ con cá voi xuất hiện tại khu vực biển Đề Gi (Bình Định). Kích thước cơ thể cá thể mẹ ước lượng vào khoảng 12m; cá thể con ước lượng khoảng 6m.

Các chuyên gia CBSE xác nhận, cá voi xuất hiện ở biển Đề Gi thời gian qua là loài cá voi Bryde (tên khoa học là Balaenoptera edeni). Loài này tương đối phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.

Hai mẹ con cá voi xuất hiện ở biển Bình Định ảnh 2

Các chuyên gia gọi đây là hành vi ăn dựng của cá voi mẹ (Ảnh: Nguyễn Dũng).

Hai mẹ con cá voi xuất hiện ở biển Bình Định ảnh 3

Đây là hành vi ăn lọc của cá voi (Ảnh: Trung tâm CBES).

Cá voi Bryde là loài cá voi nhỏ, thuộc họ Balaenopteridae. Con đực có kích thước từ 12-13m, con cái lớn hơn một chút từ 13-14m. Cả hai giới đều nặng từ hơn 13-15 tấn.

Cơ thể của chúng có màu xám khói sẫm ở trên, sau đó khuếch tán thành màu hồng ở dưới. Với mào hình chữ V, đầu của chúng chiếm 25% cơ thể và có 3 gờ trên đỉnh chạy từ đầu mõm đến trước lỗ thở.

Cá voi Bryde sống ở vùng nước ấm của đại dương, với nhiệt độ dao động 15-20 độ C. Chúng là sinh vật sống ven biển và sống nổi, thường đi theo nguồn thức ăn của chúng. Cá voi Bryde trưởng thành khi dài 10-12m và đạt 10-13 tuổi.

Thời gian mang thai kéo dài 11-12 tháng. Khi mới sinh, cá con có chiều dài trung bình 3,4m và nặng xấp xỉ 900kg. Con cái sinh một con mỗi mùa sinh sản và cho con bú trong 6 tháng.

Hai mẹ con cá voi xuất hiện ở biển Bình Định ảnh 4

Các chuyên gia gọi đây là "hoạt động xã hội" của hai mẹ con cá voi (Ảnh: Trung tâm CBES).

Các chuyên CBES cũng cho rằng sự xuất hiện của cá voi gần bờ tại Bình Định là một tín hiệu rất tích cực, cho thấy môi trường biển gần bờ của Bình Định được cải thiện, có nhiều thức ăn.

Sự xuất hiện của cá voi là niềm vui không chỉ riêng cộng đồng dân cư tỉnh Bình Định, du khách mà là niềm vui chung của người dân cả nước.

Nếu được quản lý bảo vệ tốt, cá voi quay lại thường xuyên hàng năm tại Bình Định là một trong những yếu tố tuyệt vời để du lịch địa phương phát triển bền vững.

Hai mẹ con cá voi xuất hiện ở biển Bình Định ảnh 5

Cá voi xuất hiện ở vùng biển Đề Gi thu hút sự quan tâm của du khách (Ảnh: Nguyễn Dũng).

Hai mẹ con cá voi xuất hiện ở biển Bình Định ảnh 6

Những người đam mê nhiếp ảnh thuê tàu "săn" ảnh cá voi ở vùng biển Đề Gi - Bình Định (Ảnh: Nguyễn Dũng).

Vì vậy, Chi cục Thủy sản Bình Định đề nghị các tàu thuyền, các dịch vụ du lịch ngắm cá voi phải đảm bảo giữ khoảng cách an toàn, không làm hại đến cá. Khoảng cách tối thiểu theo quy định là 100m. Đồng thời, các tàu thuyền khi di chuyển trên các khu vực cá voi săn mồi cần chú ý quan sát để không đâm va phải cá voi.

Cộng đồng ngư dân cần chung tay bảo vệ môi trường và nguồn thức ăn cho cá voi, đặc biệt từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản.

Cá voi Bryde loài động vật hoang dã quý hiếm, Công ước CITES cấm buôn bán vận chuyển quốc tế.

Loài cá này đối diện nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần, theo danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.


Link gốc: https://dantri.com.vn/xa-hoi/thong-tin-thu-vi-ve-hai-me-con-ca-voi-xuat-hien-o-bien-de-gi-20220819171056259.htm?

Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG