Giải mã truyền thuyết Ma cà rồng, Bướm ‘ma ca rồng’ hút máu để làm gì?

Giải mã truyền thuyết Ma cà rồng, Bướm ‘ma ca rồng’ hút máu để làm gì?
TPO - Dù là một trong những sinh vật truyền thuyết cổ xưa nhất nhưng nguồn gốc của ma cà rồng vẫn là một ẩn số lớn trong suốt hàng ngàn năm.

Ma cà rồng là gì?

Ma cà rồng được cho là một xác chết của người bị nguyền rủa trở về từ ngôi mộ để gây hại cho con người. Theo truyền thuyết, ma cà rồng thường đi săn vào ban đêm vì ánh sáng mặt trời có thể làm suy yếu sức mạnh của nó. Một số mang hình dạng người nhưng cũng có một số có khả năng biến thành dơi hoặc sói. Ngoài sức mạnh siêu nhiên, chúng được cho là có khả năng thôi miên để dụ dỗ nạn nhân. Chi tiết đặc biệt được đồn thổi là ma cà rồng dường như không có bóng và không có ảnh phản chiếu trong gương.

Trong thế giới cổ đại, người ta tin rằng ma cà rồng được sinh ra từ phép thuật Ai Cập cổ đại, một con quỷ được triệu hồi vào thế giới này. Có rất nhiều biến thể của ma cà rồng từ khắp nơi trên thế giới. Ở châu Á, chúng ta có thể bắt gặp những con Cương Thi nhảy cà tưng đi tìm người hút máu trên phim ảnh.

Một số cột mốc trong truyền thuyết bất tận về ma cà rồng:

1. Năm 2000 trước CN: Lăng mộ của Ma cà rồng được xây dựng tại Giza, Ai Cập.

2. Năm 140 sau CN: Triều đại của Longinus, đế vương Ma cà rồng của thành Rome.

3. Năm 773 sau CN: Charlemagne đánh bại Quadilla the Vampire để cứu thành Rome.

4. 1096: Cuộc Thập tự chinh đầu tiên nhằm xua đuổi ma cà rồng khỏi Đất thánh Jerusalem.

5. Năm 1196 sau CN: William xứ Newburgh viết “Biên niên sử” trong đó chép lại vài câu chuyện về những kẻ giống ma cà rồng ở Anh.

6. Năm 1428: Năm mà theo thuyền thuyết, bá tước Vlad Dracula chào đời.

7. Năm 1484: Kinh thánh của những kẻ săn phù thủy của tác giả Heinrich Kramer và Jacob Sprenger được công bố, trong đó bàn đến cách săn lùng và tiêu diệt một ma cà rồng.

8. Năm 1530: Nhà khoa học Ý Ludovico Fatinelli bị thiêu sống vì đã dám gợi ý ma cà rồng là một bệnh lý sinh học trong tác phẩm “Treatise on Vampires” của mình.

9. Năm 1610: Elizabeth Bathory, người bị cho là nữ ma cà rồng khét tiếng nhất lịch sử bị kết án đã giết hại hàng trăm thiếu nữ và chịu án chung thân.

Năm 1734: Từ “Ma cà rồng” xuất hiện trong tiếng Anh

Ma cà rồng xuất phát từ căn bệnh dại

Ma cà rồng có đặc điểm là ăn thịt hoặc hút máu người, và chỉ một vết cắn của chúng là đủ biến nạn nhân thành ma cà rồng mới. Theo The Verge, các nhà khoa học cho biết huyền thoại về loài quái vật này xuất phát từ một căn bệnh đáng sợ ở đời thực. Đó là bệnh dại.

Virus bệnh dại lây lan qua vết cắn hay vết xước do động vật nhiễm bệnh gây ra, thường là chó hoặc gấu mèo. Từ vết cắn, virus bệnh dại xâm nhập não người, gây ra những hậu quả khủng khiếp.

Các triệu chứng của bệnh dại là đau đầu, sốt, lo lắng, đau cơ, bị ảo giác, co giật rồi hôn mê. Nạn nhân thậm chí có thể trở nên cuồng dại. Chỉ sau vài ngày, gần 100% người bị bệnh dại thiệt mạng.

 Clip nguồn youtube

Bệnh dại đã tồn tại hàng nghìn năm qua. Căn bệnh đáng sợ này được nhắc đến trong các văn thư Hi Lạp cổ và trong các tài liệu viết bằng tiếng Sumer (ngôn ngữ phổ biến tại miền nam Lưỡng Hà từ thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên).

Trong sử thi Iliad của Homer, chiến binh Hector của thành Troy dùng từ "lyssa" để mô tả cơn giận dữ điên cuồng. Đây là từ được dùng để chỉ bệnh dại trong các tài liệu y khoa cổ của Hi Lạp.

Chuyên gia Bill Wasik - tác giả cuốn Rabid - cho biết người thời cổ xưa cho rằng nạn nhân mắc bệnh dại bị linh hồn động vật chiếm giữ thể xác. Và đó là nguồn gốc của những huyền thoại về ma cà rồng, zombie và cả ma sói.

Một số nghiên cứu y khoa cho thấy các triệu chứng của bệnh dại rất giống với những mô tả về ma cà rồng và zombie. Ví dụ, nghiên cứu đăng trên tạp chí Neurology năm 1998 cho biết ma cà rồng săn mồi vào ban đêm, thường tấn công phụ nữ trong khi virus bệnh dại khiến nạn nhân mất ngủ và trở nên hung hãn.

Ma cà rồng được mô tả là có thể biến thành chó hoặc dơi. Đây là hai loài động vật có khả năng làm lây lan virus bệnh dại.

Bướm ‘ma ca rồng’ hút máu làm quà tặng?

Giải mã truyền thuyết Ma cà rồng, Bướm ‘ma ca rồng’ hút máu để làm gì? ảnh 1 Khi đậu trên tay người, bướm nhanh chóng dùng lưỡi có móc và ngạnh để khoan sâu vào da rồi hút máu.

Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài bướm đêm hút máu ở vùng Siberia của Nga. Lưỡi của chúng có móc và ngạnh để khoan sâu vào da con mồi.

Bướm đêm “ma cà rồng” chỉ khác Calyptra thalictri – một loài bướm ăn trái cây khá phổ biến ở khu vực Trung Âu và Nam Âu - ở một vài chi tiết nhỏ trên cánh. Khi đậu trên tay người, chúng nhanh chóng dùng lưỡi có móc và ngạnh để khoan sâu vào da rồi hút máu.

Giáo sư sinh vật học Chris Nice, một chuyên gia về sự tiến hóa của bướm tại Đại học Texas, khẳng định một số bướm ăn trái cây có móc và ngạnh ở lưỡi để chọc vào quả. “Về mặt hình thái, lưỡi của bướm ăn quả và bướm hút máu tương đối giống nhau. Như vậy, rất có thể bướm hút máu từng ăn trái cây”, Chris phát biểu.

Theo quan sát của các nhà khoa học thì chỉ có bướm ma cà rồng đực hút máu nên họ cho rằng chúng truyền muối trong máu cho bướm cái trong quá trình giao phối. “Món quà tình dục” có thể bổ sung thêm dưỡng chất cho thế hệ sau. Ấu trùng bướm chủ yếu ăn lá trong khi nguồn thức ăn này thường có rất ít nguyên tố Natri.

MỚI - NÓNG