Mặc bộ giáp ‘Người sắt’ nhảy khỏi trạm ISS, bạn sẽ ra sao?

Mặc bộ giáp ‘Người sắt’ nhảy khỏi trạm ISS, bạn sẽ ra sao?
TPO - Phần lớn người nhảy dù nhảy khỏi máy bay từ độ cao 3,8km. Nhưng hãy tưởng tượng bạn nhảy dù ở nơi cao hơn, ví dụ như Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). 

ISS được gọi là trạm, nhưng nó hầu như không đứng yên. Trạm ISS di chuyển nhanh hơn 12 lần so với máy bay chiến đấu phản lực. Nếu bạn bắn bất cứ thứ gì từ tốc độ đó trên Trái đất, trước khi rơi xuống đất, nó sẽ bay mất. Trạm ISS trôi nổi trong vũ trụ, nó rơi về phía Trái đất và bay mất.

Khi bạn nhảy khỏi trạm ISS với điều kiện được trang bị một bộ áo giáp như bộ phim Iro men, lúc đầu bạn cũng rơi ở tốc độ đó, sau đó bạn cũng rơi vào quỹ đạo ít nhất là một lúc. Dù ở rất cao, trạm ISS vẫn bay xuyên qua lớp khí quyển rất mỏng. Ma sát khiến trạm bay chậm lại. Do đó, trạm phải vận hành động cơ để duy trì tốc độ và tránh đâm xuống Trái đất.

Khi rơi khỏi trạm ISS, bạn không thể thao tác và phải hi vọng không đụng trúng 1 trong 13.000 mảnh rác vũ trụ.

Bạn không có tên lửa để duy trì tốc độ vì vậy bạn sẽ bay chậm lại và rơi theo chiều xoắn ốc xuống Trái đất. 

Trạm  Thiên Cung 1 của Trung Quốc mất khoảng 2 năm để rơi khỏi quỹ đạo. Còn trên trạm ISS, bạn ở cao hơn nên sẽ mất khoảng 2,5 năm. 

Khi tới tầng khí quyển bạn có một mục tiêu là rơi chậm lạ nhưng bạn đang di chuyển ở tốc độ siêu thanh. Vì vậy, nếu bạn mở dù lúc này, chiếc dù sẽ rách tơi tả .

Rơi qua khí quyển ở tốc độ lớn như vậy sẽ tạo nhiều áp lực lên bộ giáp của bạn. Lực gia tốc ít nhất là 8G, gấp 8 lần trọng lực ở mực nước biển. Nếu chân bạn hướng xuống đất, cú rơi sẽ khiến máu bạn dồn từ não xuống chân. Bạn có thể sẽ bất tỉnh, trừ khi bạn là phi công chiến đấu được huấn luyện để chịu đựng lực gia tốc 5G.

Nếu không bất tỉnh, bạn có thể lo ngại về nhiệt độ lạnh cóng ở trên cao. Nhưng bộ giáp của bạn nhiều khả năng sẽ tan chảy hơn là đông cứng. 

Giờ hãy tưởng tượng bộ giáp của bạn cọ xát với phân tử khí trong khí quyển ở tốc độ nhanh hơn ít nhất 6 lần vận tốc âm thanh. Bạn sẽ bị nung nóng tới 1650 độ C, đủ nóng để làm chảy sắt. Nhiệt độ này nóng tới mức tách electron khỏi nguyên tử, tạo thành quầng plasma màu hồng quanh cơ thể bạn và phá hủy bộ giáp. Nếu vấn đề đó chưa đủ, lực kéo sẽ làm đứt tứ chi của bạn, nhưng bộ giáp sẽ giúp bạn nguyên vẹn.

Ở cách mặt đất 41km, bạn sẽ đạt kỉ lục nhảy dù cao nhất thế giới. Năm 2014, Alan Eustace mặc bộ đồ điều áp khi bay khí cầu tới độ cao này. Ông phá vỡ rào cản âm thanh khi nhảy xuống, mở dù và tiếp đất khoảng 15 phút sau cú nhảy. Nhưng bạn sẽ rơi nhanh hơn Eustace, gấp khoảng 3 lần vận tốc âm thanh. Trên thực tế, bạn sẽ không rơi đủ chậm để mở dù an toàn. Đó là lúc bộ giáp Người Sắt sẽ cứu bạn lần nữa.

Ở cách mặt đất 1km, bạn đã tới độ cao thông thường của người nhảy dù. Lúc này, dù của bạn có thể phát huy công dụng. Cuối cùng, đã đến lúc tiếp đất nhẹ nhàng.

Vì sao vệ tinh không rơi khỏi bầu trời? 

Thuật ngữ "vệ tinh" thường để chỉ một vệ tinh nhân tạo, nó là một vật thể do con người chế tạo và bay quanh Trái Đất (hay một thiên thể khác). Câu hỏi được đặt ra ở đây là: điều gì đã giữ cho vệ tinh không rơi khỏi bầu trời?

Trong nửa thế kỷ qua, hơn 2500 vệ tinh đã tiếp bước vệ tinh đầu tiên bay vào không gian. Điều gì giúp chúng lơ lửng ở trên cao? Đó là sự cân bằng tinh tế giữa vận tốc (speed) của vệ tinh và sức hút của lực hấp dẫn (gravity).

Về cơ bản, vệ tinh liên tục rơi. Nhưng nếu di chuyển với vận tốc phù hợp, vệ tinh sẽ rơi với cùng tốc độ mà đường cong Trái đất dịch xa khỏi chúng, nghĩa là thay vì văng ra xa ngoài vũ trụ hay lao xuống Trái đất, chúng vẫn bay trên quỹ đạo hành tinh xanh.

Vệ  tinh cũng cần được điều chỉnh thường xuyên để hoạt động suôn sẻ. Lực hấp dẫn của Trái đất mạnh hơn ở một số nơi và vệ tinh cũng có thể bị Mặt trời, Mặt trăng, thậm chí là sao Mộc hút lại.

Ngoài lực hấp dẫn, vệ tinh bay trên quỹ đạo Trái đất thấp như kính viễn vọng không gian Hubble cũng có thể lệch khỏi quỹ đạo bởi sức kéo của khí quyển.

Vệ tinh còn phải liên tục di chuyển khéo léo để tránh rác vũ trụ và các vật thể khác trên cao.

MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.