Giá xăng dầu tăng cao, gỡ khó cho ngư dân thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tại phiên chất vấn chiều 7/6, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) đề cập giá xăng dầu tăng cao gây khó khăn cho ngư dân bám biển
Giá xăng dầu tăng cao, gỡ khó cho ngư dân thế nào? ảnh 1

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Như Ý

Tại phiên chất vấn chiều 7/6, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) đề cập giá xăng dầu tăng cao gây khó khăn cho ngư dân bám biển. Dù đối mặt nguy cơ thua lỗ, họ vẫn lựa chọn bám biển mưu sinh. Đại biểu chất vấn, Bộ trưởng có giải pháp gì, phối hợp với Bộ Công Thương thế nào để trợ giá, hỗ trợ ngư dân?

Khẳng định giá xăng dầu tăng cao thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng Công Thương, song Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cũng cho rằng, ngành thuỷ sản không chỉ khó khăn ở xăng dầu, mà còn có những khó khăn khác. Ngư dân lại không tham gia vào một tổ chức nào mà manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Trong khi, ngành thuỷ sản có 800 ngàn ngư dân trên biển, gần 4 triệu người làm các dịch vụ hậu cần ven biển.

Theo ông, Bộ NN&PTNT đã xây dựng chiến lược phát triển thuỷ sản bền vững với phương châm giảm khai thác, tăng nuôi trồng. Bộ trưởng cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân như nguồn lực, quản trị… nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá (các cảng neo đậu, cảng cá) không đủ để biến ngành thuỷ sản thành ngành thuỷ sản hiện đại...

“Những mái che tạm bợ của các cảng cá làm sản lượng thu hoạch của bà con có thể mất đi khoảng 30%”, ông Hoan nhấn mạnh. Bộ đang quy hoạch lại hệ thống cảng cá theo hướng tích hợp đa giá trị, theo hướng quản trị mới hơn để làm sao lượng đánh cá về vốn không như xưa nhưng tốt hơn.

“Chia lửa” cùng Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho hay, vật tư tăng cao và khan hàng là điều phổ biến trên toàn cầu do đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng; do lạm phát tăng cao bởi chính sách kích cầu của nhiều quốc gia.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện mọi chính sách, đặc biệt là chính sách thuế để giảm một số loại thuế và một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp như giảm tiền điện, giảm lãi suất trong quá trình tổ chức sản xuất; hỗ trợ tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thay thế đầu vào để giảm các loại chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tăng cường xuất nhập khẩu.

Trong thời gian tới, ông Diên nhấn mạnh sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp trên. Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ cùng các bộ, ngành tham mưu Chính phủ, Quốc hội, cấp có thẩm quyền nghiên cứu điều chỉnh lại thuế. Hoặc trường hợp đặc biệt giá đầu vào tăng cao, giá nguyên liệu thế giới tăng cao thì sử dụng các công cụ chính sách an sinh để hỗ trợ người dân, đặc biệt là người dân yếu thế.

Cũng theo Bộ trưởng, để hàng hoá nông sản vào được thị trường thế giới nhiều hơn, ông Diên cho biết, hai Bộ sẽ làm tốt hơn việc thông tin thị trường, qua đó định hướng vùng trồng, vùng nuôi của các địa phương; đồng thời đàm phán, khai thác lợi thế đưa sản phẩm trái cây, vật nuôi vào thị trường các nước, song vấn đề này khá vất vả vì phải đấu nhau từng tí một.

"Trong đàm phán công thức là "bia kèm lạc", tức là họ chấp nhận cho sản phẩm này của ta vào, ngược lại ta cũng phải chấp nhận sản phẩm của họ vào thị trường Việt Nam", ông Diên lý giải.

MỚI - NÓNG
Bạn trẻ miền Tây nghỉ lễ hỗ trợ nước ngọt giúp người dân mùa hạn mặn
Bạn trẻ miền Tây nghỉ lễ hỗ trợ nước ngọt giúp người dân mùa hạn mặn
TPO - Không quản nắng nóng, ngày nghỉ lễ, các bạn trẻ, thanh niên tình nguyện ở Đồng bằng sông Cửu Long miệt mài tiếp nước giúp người dân vượt qua khó khăn trong mùa hạn mặn. Người già neo đơn được các bạn mang nước đến tận nhà. Hình ảnh màu áo xanh có mặt khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn đã tạo ấn tượng đẹp trong lòng người dân.