Giá điện sinh hoạt giảm

Theo cơ cấu biểu giá bán lẻ mới, giá điện cho sinh hoạt và kinh doanh giảm. Ảnh: Phong Cầm
Theo cơ cấu biểu giá bán lẻ mới, giá điện cho sinh hoạt và kinh doanh giảm. Ảnh: Phong Cầm
TP - Ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, với cơ cấu biểu giá bán lẻ mới, giá điện cho sinh hoạt và kinh doanh giảm, có lợi cho người tiêu dùng.

Giá bán điện bình quân không tăng


Ngày 2/6, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, ông Phúc cho biết, từ ngày 1/6, không có sự điều chỉnh giá điện. Giá điện bình quân vẫn là 1.508,85 đồng/kWh. Thậm chí, trong cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới, các ngành sản xuất vào giờ thấp điểm sẽ chịu mức giá mua điện cao hơn so với trước đây. Với điện sản xuất, nếu dùng cho giờ bình thường, sẽ không tăng giá điện. Ngược lại, các thành phần phụ tải thiết yếu như điện sinh hoạt, điện kinh doanh, mức giá điện bán lẻ giảm hơn so với trước đây.

Cụ thể, theo cách tính giá điện 6 mức mới được công bố, ở 2 bậc đầu tiên, điện sinh hoạt từ 0-50 kWh được tính bằng 92% mức giá bán lẻ điện bình quân; từ 51-100 kWh, mức giá điện là 95%. Trong khi đó, theo quy định trước đây, giá bán lẻ điện sinh hoạt cho kWh từ 0-50 kWh là tương đương giá thành điện bình quân. Khách hàng sử dụng từ 0-100 chịu giá điện tương ứng100% giá bán lẻ điện bình quân năm, cao hơn 5-7% so với quy định mới.

Ở bậc thang tiếp theo, từ 101-200 kWh là 110%; từ 201-300 kWh là 138% giá bán điện bình quân, giảm khá nhiều so với trước. Theo quy định trước đây, giá điện dùng ở mức từ 101-150 kWh là 106% giá điện bình quân; từ 151-200 kWh là 134% và từ 201-300 kWh là 145%. Ở bậc thang từ 301-400 kWh, giá điện là 154%, thấp hơn 1% so với trước. Từ trên 401 kWh trở lên, giá điện sinh hoạt vẫn là 159%. Cụ thể, ở 50kWh đầu tiên, người dân sẽ chịu mức giá 1.388 đồng/kWh, thấp hơn 30 đồng/kWh so với trước ở bậc một. Ở bậc hai, từ 51-100kWh, giá là 1.433 đồng/kWh.

Về khả năng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có tăng giá điện trong năm nay hay không, ông Phúc cho biết sẽ thực hiện theo các Quyết định 69 và 28 của Thủ tướng.

Ở 100 kWh tiếp theo, giá điện là 1.660 đồng/kWh; từ 201-300 kWh, giá điện là 2.082 đồng/kWh; giá điện từ 301- 400kWh có mức 2.324 đồng/kWh và từ 400kWh trở lên, giá điện là 2.399 đồng/kWh.

Ông Phúc giải thích, cơ sở Bộ Công Thương đưa ra biểu giá bán lẻ mới này là đã dựa trên các số liệu cập nhật mới nhất về cơ cấu sản lượng tiêu thụ điện năm 2013 và quý I/2014 của từng phụ tải. Sau khi tính toán lại, Bộ Công Thương đã đưa ra mức điều chỉnh cơ cấu giá bán lẻ ở từng đối tượng nhưng vẫn đảm bảo mức giá điện bình quân không tăng.

Các hộ chính sách được hỗ trợ tiền điện

Trong ngày 2/6, EVN cũng ra thông báo cho biết, để tăng cường thực hiện chính sách an sinh xã hội, các khách hàng khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo chưa nối lưới điện quốc gia, sẽ được áp dụng biểu giá điện như khách hàng sử dụng điện ở khu vực nối lưới điện quốc gia. EVN sẽ không để tình trạng có những nơi các hộ gia đình tại các xã đảo, huyện đảo phải trả tới hơn 10.000 đồng/kWh điện.

EVN cho biết, các hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng quy định (không thuộc diện hộ nghèo) và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50kWh, được hưởng chính sách hỗ trợ tiền điện. Hộ nghèo theo tiêu chí do Thủ tướng quy định, tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ tiền điện.

Mức hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30kWh (tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành). Kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được trích từ nguồn ngân sách Nhà nước.


MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.