TPO - Để tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có thể khởi công vào năm 2027 và hoàn thành vào năm 2035, cùng với việc đề xuất thông qua chủ trương đầu tư, đề án dự kiến sẽ đề xuất Quốc hội cho phép thực hiện một số chính sách đặc thù.
TPO - Để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đa dạng hoá các nguồn lực, từ nguồn đầu tư công của Trung ương, địa phương, nguồn lực từ vốn vay, phát hành trái phiếu và các nguồn lực hợp pháp khác.
TPO - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy khẳng định, Việt Nam sẽ sử dụng 100% vốn ngân sách để làm đường sắt tốc độ cao. "Với tinh thần độc lập tự lập tự cường và tự chủ, khả năng Bộ Chính trị quyết định không phụ thuộc vào nước ngoài, bởi vay bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ phải ràng buộc" - ông Huy nói.
TPO - Theo đề xuất, giá vé đường sắt tốc độ cao dự kiến bằng khoảng 75% giá vé máy bay trong điều kiện bình thường, được chia làm 3 mức; phù hợp với khả năng chi trả của người dân để khuyến khích người dân tiếp cận dịch vụ đường sắt tốc độ cao.
TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu lấy phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt Việt Nam nói chung tạo cú hích cho các ngành cơ khí, chế tạo, tự động hóa và các ngành công nghiệp khác phục vụ quốc kế, dân sinh", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
TPO - Tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm.
TPO - Chính phủ cơ bản thống nhất về chủ trương để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo hướng xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, dài 1.541 km, kết hợp giữa vận tải hành khách là chủ yếu và vận tải hàng hóa nhẹ khi cần thiết.
TPO - Dự kiến tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam có vận tốc khoảng 350 km/h, đi qua 20 tỉnh, thành phố; thời gian thực hiện trong khoảng 10 năm, phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.
TPO - Hầm đường sắt Chí Thạnh (thuộc khu gian Chí Thạnh - La Hai) đi qua địa phận huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã bị sạt lở vào sáng 21/5 trong lúc công nhân đang thi công gia cố hầm này.
TP - Ngày 14/4, ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh, cho biết, đơn vị này đã huy động hơn 200 công nhân cùng máy móc nỗ lực giải phóng lượng đất đá bên trong hầm Bãi Gió.
TPO - Hầm đường sắt Bãi Gió có địa chất phức tạp nên lượng đất đá vẫn tiếp tục rơi xuống, gây khó khăn trong quá trình khắc phục sạt lở. Các cơ quan chức năng dự kiến khoảng 3 ngày nữa mới có thể thông tàu tuyến đường sắt qua Khánh Hoà - Phú Yên.
TPO - Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, tuyến đường sắt tốc độ cao với tốc độ thiết kế là 350 km/giờ, vận tải hành khách và vận tải hàng hoá khi có nhu cầu; còn tuyến đường sắt hiện hữu sẽ chuyển sang phục vụ vận tải hàng hoá.
TPO - Đang đạp xe băng qua đường ray, đúng lúc tàu hỏa lao tới đã tông văng khiến ông H. (86 tuổi, trú xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) tử vong thương tâm.
TPO - Theo chương trình hành động, Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và khởi công thực hiện vào năm 2030.
TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
TPO - Tuyến đường sắt Thống Nhất có chiều dài khoảng 1.730 km, bắt đầu từ TPHCM đi Hà Nội và ngược lại được chuyên trang du lịch quốc tế đánh giá là đáng trải nghiệm nhất thế giới.
TPO - Người đàn ông đi bộ dọc đường sắt Bắc Nam thì không may bị tàu hỏa tông trúng dẫn đến tử vong. Hiện công an đã phát đi thông báo tìm kiếm tung tích nạn nhân.
TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị hiện đại để giải quyết căn cơ bài toán ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn.
TPO - Xác định đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là trục ‘xương sống’, Bộ Chính trị yêu cầu đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; khởi công các đoạn ưu tiên như Hà Nội - Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang trong giai đoạn 2026 – 2030.
TPO - Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ quan điểm ủng hộ phương án làm đường sắt Bắc - Nam tốc độ khoảng 250km/h. Tuy nhiên, Bộ này cũng nêu rõ có một số điểm cần xem xét kỹ.
TPO - Chiều 4/6, trong quá trình thi công nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam đoạn qua Quảng Bình, đơn vị thi công bất ngờ phát hiện 1 quả bom trong lòng đất cách đường ray chỉ 1m. Tuyến đường sắt Bắc – Nam tạm thời dừng hoạt động, dự kiến tối nay quả bom sẽ được di chuyển.
TPO - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thống nhất với tư vấn đề xuất phương án đầu tư đường sắt Bắc – Nam trong tương lai sẽ là đường sắt cao tốc. Trong khi Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) cùng một số chuyên gia lại nghiêng về phương án nâng cấp đường sắt hiện hữu lên đường đôi để chạy tàu nhanh hơn, trước khi nghĩ tới đầu tư mới.
TP - Trên biên giới phía Bắc, có 2 tuyến đường sắt (Lào Cai và Lạng Sơn) thông thương với Trung Quốc. Trong đó, nhà ga quốc tế đường sắt Ðồng Ðăng, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn được ghi nhận là một cửa khẩu quan trọng, góp phần thúc đẩy công tác đối ngoại và thông suốt các chuyến tàu liên vận quốc tế.
TPO - Rạng sáng nay (21/11), đoàn tàu hàng lưu thông trên tuyến từ Nam ra Bắc bất ngờ trật bánh 2 toa tại đoạn qua Hà Nam. Sự cố khiến tuyến đường sắt Bắc – Nam tạm thời gián đoạn tới trưa cùng ngày.
TPO - Sáng nay 17/10, do ảnh hưởng của mưa lũ, tại Quảng Trị đã xảy ra sạt lở cống đường sắt nghiêm trọng. Trước khi xảy ra sạt lở, một tàu hàng đi qua đây rồi trật bánh, đứt toa. Đường sắt Bắc Nam hiện đang bị gián đoạn, các đoàn tàu được lệnh cắt ở Huế và Đông Hà (Quảng Trị) trong khi chờ xử lý sự cố.
TP - Sau khi Bộ KH&ĐT đưa ra con số làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ hết 26 tỷ USD, trong khi đề xuất của Bộ GTVT là 58,7 tỷ USD, GS.TSKH Lã Ngọc Khuê nguyên Thứ trưởng GTVT phụ trách quản lý đường sắt có bài phân tích về dự án này gửi các cơ quan báo chí. Ông Khuê cho rằng, chỉ nên làm tuyến mới, kết hợp tàu khách và tàu hàng, tốc độ chỉ nên 200 km/h.