Đừng đồng hóa BRT với buýt thường

Buýt BRT đã đạt được ba nội dung tích cức là thời gian, đường riêng và chất lượng dịch vụ.
Buýt BRT đã đạt được ba nội dung tích cức là thời gian, đường riêng và chất lượng dịch vụ.
TPO - Nhằm giải quyết tình trạng buýt nhanh – BRT ít khách và sử dụng làn đường dành riêng hiệu quả hơn, lãnh đạo thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan tổ chức thí điểm cho xe buýt thường đi chung đường với buýt nhanh - BRT. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại, việc này sẽ phá vỡ các nguyên tắc BRT.

Báo cáo với lãnh đạo thành phố Hà Nội, sau 3 tháng hoạt động của BRT, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho rằng, sau khi đi vào hoạt động (1/1) tuyến BRT có lộ trình Kim Mã - Yên Nghĩa (BRT số 1) đã vận hành đúng thiết kế trên.

Theo đó, tuyến buýt đã được chạy đường dành riêng, phương tiện đạt chuẩn tuẩn kỹ thuật cao. Sau 3 tháng đầu tiên đi vào hoạt động BRT đạt được những kết quả ban đầu. Cụ thể, sản lượng hành khách liên tục tăng, đến nay đã đạt trên 1,2 triệu lượt khách, trung bình 41 hành khách/lượt. Sản lượng hành khách của tuyến BRT trong 3 tháng qua đã gấp hơn 8 lần so với tuyến cùng lộ trình được đưa vào hoạt động thử nghiệm để phục vụ BRT trước đó.

Đề cập đến tốc độ chạy xe, ông đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, trung bình đạt gần 20 km/giờ, thời gian di chuyển là 45 phút/lượt, rút ngắn 20% so với buýt thường. Ngoài ra, BRT đi vào hoạt động, đã giúp Sở GTVT đã thực hiện điều chỉnh 05 tuyến buýt, gồm 09, 18, 19, 22, 50 để kết nối với nhiều khu đô thị, trong đó có Dương Nội, công viên Thiên đường Bảo Sơn, Mỗ Lao, Vạn Phúc…

Nhìn nhận ở góc độ giao thông, Tiến sĩ Doãn Minh Tâm, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Giao thông Vận tải, cho rằng: từ thực tế sau 3 tháng đưa vào hoạt động, BRT đang có 3 nội dung tích cực. Thứ nhất, về thời gian, hiện BRT di chuyển ổn định khi đi hết 40 đến 45 phút cho hành trình hơn hơn 14 km từ Kim Mã đến Yên Nghĩa, hành trình này với xe máy và ô tô giờ cao điểm là khó thực hiện được. Thứ hai, người tham gia giao thông đã có ý thức nhường đường cho BRT, kể cả trong giờ cao điểm. Thứ ba, chất lượng phương tiện và dịch vụ khá tốt, làm cho phần lớn hành khách đã sử dụng BRT là cảm thấy yên tâm, hài lòng.

Đừng đồng hóa BRT với buýt thường ảnh 1

Không phá vỡ phá nguyên tắc phát triển BRT

Tiến sĩ Doãn Minh Tâm nêu ý kiến, thành phố Hà Nội cần duy trì, phát huy các kết quả trên. Theo ông, trước mắt do lượng khách tiếp cận chưa nhiều để BRT có thể hoạt động hết tần suất nên đường trống nhiều là tất nhiên. Việc lãnh đạo thành phố yêu cầu bố trí xe buýt thường chạy vào làn buýt nhanh để tránh lãng phí hạ tầng giao thông cũng có thể chia sẻ. Tuy nhiên, không vì một việc nhỏ, tức thời mà làm thay đổi, phá vỡ một nguyên tắc giao thông là đường cho loại hình phương tiện nào thì phương tiện đó sử dụng. Hơn nữa, ngoài công sức để có được 14,7 km đường BRT đúng nghĩa như hiện nay, Hà Nội đã phải chi 1.100 tỷ đồng là một sự đầu tư không nhỏ, do vậy đường BRT cần được sử dụng đúng mục tiêu.

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho rằng: “Hãy cho BRT một cơ hội”. Theo ông, BRT không phải là giải pháp để xử lý vấn đề ách tắc giao thông của Hà Nội trong ngắn hạn. Đường phố đã rất chật hẹp lại còn phải dành làn ưu tiên cho BRT thì giao thông chỉ có mà càng thêm khó khăn, ách tắc. BRT là giải pháp cho giao thông công cộng của Hà Nội trong dài hạn. Cái mà BRT hướng tới là thay đổi hành vi tham gia giao thông của người dân.

“Bởi vì BRT quá nhanh chóng, quá tiện lợi và lại được ưu tiên nên số người lựa chọn BRT sẽ ngày một nhiều hơn. Bất cứ một ai đã trải nghiệm BRT sẽ không tìm lựa chon khác nữa. Mà như vậy thì số người dân từ bỏ xe máy để đi lại bằng BRT ngày một nhiều hơn. Và đây chính là điều kiện tiên quyết để giảm thiểu ách tắc giao thông”, TS Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh. 

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.