TPO - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất, doanh nghiệp nhà nước được tự xác định, chi trả quỹ tiền lương, tiền thưởng. Doanh nghiệp được chọn 1 trong 2 phương pháp xác định quỹ tiền lương: Tiền lương bình quân hoặc đơn giá tiền lương ổn định.
TPO - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có quy định mới về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương với người lao động, người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
TPO - Quý I năm nay, doanh nghiệp thuộc Đảng uỷ khối Doanh nghiệp Trung ương đạt tổng doanh thu 456.300 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 61.700 tỷ đồng.
TP - Tiềm lực kinh tế quốc gia có sự đóng góp không nhỏ từ sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp đầu đàn. Câu chuyện Bộ KH&ĐT vừa đề xuất xây dựng 7 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trở thành những “con sếu đầu đàn” với vai trò dẫn dắt đàn sếu bay cao, bay xa trong kinh tế số đang thu hút sự quan tâm.
TPO - Theo Bộ Tài chính, còn 755 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa chưa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong số này góp mặt nhiều tên tuổi lớn như: Cty CP Khách sạn Thắng Lợi, Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam, Cty CP Điện cơ Thống Nhất, Cty CP Vàng bạc đá quý Bến Thành, Tổng công ty May Bắc Giang...
TPO - Theo lãnh đạo Ban kinh tế Trung ương, cổ phần hoá DNNN đang chậm lại. Cũng tương tự như vậy khi tiến độ thoái vốn Nhà nước không đạt kế hoạch. Bên cạnh đó, tình hình tài chính của nhiều DNNN hoạt động còn chưa hiệu quả. Dẫu vậy trong nền kinh tế Nhà nước, DNNN vẫn giữ vai trò chủ đạo khi là một lực lượng then chốt với rất nhiều phần việc phải đảm nhận, đóng góp nhiều cho ngân sách quốc gia .
TPO - Nói về 12 "đại dự án" thua lỗ của ngành Công Thương thời gian qua, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: “Phải xử lý dứt điểm”.
TPO - Lãnh đạo SCIC lưu ý đầu tư là cả một quá trình, đánh giá tổng thể cần trên nhiều phương diện, dự án đầu tư. Về căn bản SCIC đã chấp hành đúng chủ trương, các văn bản liên quan đến sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng vốn cơ bản. Kiểm toán Nhà nước đã có biên bản và kết luận SCIC không có vấn đề gì có thể tạo ra sai phạm.
TP - Các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đang nắm giữ số tài sản lên tới hơn 3 triệu tỷ đồng. Tổng tài sản của các DNNN tăng 3% so với năm 2016 nhưng tổng gánh nặng nợ phải trả của khối DN này cũng lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng, chiếm đến 56,5% tổng nguồn vốn của các tập đoàn, tổng công ty. Việc sử dụng vốn của các DNNN không hiệu quả, theo các chuyên gia, do thiếu cơ chế giám sát hiệu quả.
TPO - “Trong hoạt động bán vốn, SCIC hết sức chủ động trong vấn đề này và tận dụng được giai đoạn thị trường chứng khoán phát triển trong những tháng đầu năm. Trong đó chỉ riêng bán vốn tại CTCP Nhựa Bình Minh cũng đã đạt mức giá 96.500 đồng/cổ phần”, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐTV SCIC nói.
TP - Sau khi bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không bán được cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược dù trước đó, nhiều nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký.
TPO - Theo lãnh đạo SCIC, việc doanh nghiệp có mâu thuẫn nội bộ, có tranh chấp giữa các nhóm cổ đông hay ban lãnh đạo DN có vi phạm pháp luật và đang bị xử lý... là một trong những nguyên nhân khiến việc bán vốn Nhà nước gặp khó khăn.
TP - Đó là thông tin được ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng kinh tế Việt Nam đưa ra tại hội thảo các thành phần kinh tế Việt Nam vấn đề và định hướng chính sách, ngày 18/4.
TP - Theo các chuyên gia, để thúc đẩy việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiệu quả, cần hướng tới mục tiêu doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu sở hữu hỗn hợp. Cùng đó, cần chấp nhận giải tỏa những quan ngại của nhà đầu tư về việc sở hữu thực quyền khi cổ phần hóa.
TPO - Từ nay đến năm 2020, một loạt doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phải quyết liệt đẩy nhanh tiến độ và tăng tỷ lệ thoái vốn so với tỷ lệ tối thiểu hằng năm đã được phê duyệt.
TPO - Ngày 28/6, tại hội thảo tổ chức thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), các chuyên gia đã chỉ ra nguyên nhân khiến số lượng DNNN thua lỗ phá sản được rất ít.
TPO - Qua kiểm toán 7 doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước nhận thấy, việc định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của các đơn vị, còn thiếu chính xác, chưa phù hợp với quy định hiện hành.
TP - Sau 5 tháng thực hiện, đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc ấn định lương cho lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, các nhà quản lý cho rằng, việc siết chặt lương lãnh đạo DNNN là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
TP - Từ ngày 30/9, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM (LĐTB&XH) bắt đầu triển khai kế hoạch kiểm tra 25 doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của UBND TPHCM sau khi xảy ra vụ lương “khủng” tại bốn DN khối dịch vụ công ích, gây xôn xao dư luận cả nước.
TP - Theo các chuyên gia, việc lập một bộ quản lý các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ tách bạch được vai trò quản lý, lập chính sách của cơ quan hành chính với quản lý doanh nghiệp như hiện nay. Tuy nhiên, đây sẽ là cú “đòn đau” với các bộ, ngành vì nếu triển khai sẽ mất hết lợi ích.
TP - Bộ Tài chính vừa cho biết, Tổng cục Thuế, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp (DN) lớn đã làm việc với 13 tập đoàn, tổng công ty nhà nước để đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh, thu ngân sách nhà nước.
TP - Theo các chuyên gia, trong bối cảnh ngân sách nhà nước hụt thu của năm 2013, việc “bỏ qua” nguồn thu từ cổ tức của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ước tính hơn 1 tỷ USD là điều hết sức lãng phí. Cần tận dụng nguồn này để bù đắp cho sự thiếu hụt chi tiêu mà gánh nặng ngân sách đang gặp phải.
TP - Nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đầu tư ra nước ngoài hàng tỷ đô la và thu được nhiều thành công. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cảnh báo, đồng tiền đem đầu tư “đi dễ, khó về”.
TP - Tại hội nghị về sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngành Nông nghiệp, do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 26/3, ông Nguyễn Nam Hải, TGĐ Tổng Cty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) cho biết, do khó khăn, nên tất cả các khoản đầu tư ngoài ngành phải thoái vốn trong lộ trình đến năm 2015.
TP - Nhiều doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội nhiều năm thua lỗ, hàng trăm tỷ đồng vốn nhà nước "bốc hơi" nhưng lãnh đạo những doanh nghiệp này thì vẫn bình chân như vại.
TP - Chuyện nợ nần, thua lỗ, ì ạch trong cổ phần hoá không chỉ xảy ra tại Haprosimex mà còn diễn ra tại hàng chục doanh nghiệp nhà nước khác của Hà Nội. Thậm chí tại một doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng 8 năm qua chưa xong thủ tục cổ phần hoá...
TP - Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Tỵ nhưng theo nhiều cán bộ của Haprosimex “năm nay làm gì có Tết” bởi tình trạng nợ nần chồng chất tại doanh nghiệp này, đơn vị từng được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cách đây mới vài năm...
TP - Trong cuộc gặp thường niên với những “quả đấm thép” của nền kinh tế, người đứng đầu Chính phủ tỏ ra “sốt ruột” khi số lỗ và nợ nần của những tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục gia tăng.
TP - “Chúng ta không che giấu, hiệu quả nói hiệu quả, lỗ thì nói lỗ và nguyên nhân vì sao. Làm kinh tế thị trường thì có lãi, có lỗ, thành công và không thành công nhưng phải đảm bảo công khai” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu này tại Hội nghị Chính phủ với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, tổ chức sáng 16-1.