Điện gió chạy đua để được hưởng giá ưu đãi

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều dự án điện gió có nguy cơ không kịp tiến độ để hưởng giá ưu đãi
Nhiều dự án điện gió có nguy cơ không kịp tiến độ để hưởng giá ưu đãi
Theo số liệu của EVN, đến hết ngày 3/8/2021 đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió đăng ký hoà lưới, vận hành thương mại với tổng công suất 5.655,5 MW. Nhiều dự án điện gió trên bờ và ngoài khơi cũng đang đề xuất lùi thời hạn hưởng giá FIT sang năm 2022.

Thêm 5.655 MW điện gió đăng ký hoà lưới

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố số liệu thống kê cập nhật số nhà máy điện gió tại Việt Nam gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD).

Theo số liệu của EVN, đến hết ngày 3/8/2021 đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại với tổng công suất đăng ký thử nghiệm COD của 106 nhà máy điện gió này là 5.655,5 MW.

Theo EVN, căn cứ nội dung Thông tư số 02 của Bộ Công Thương về quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và hợp đồng mua bán điện mẫu cho dự án điện gió: trước 90 ngày trước ngày vận hành thương mại, bên bán điện có trách nhiệm gửi bên mua điện dự thảo quy trình chạy thử nghiệm thu của nhà máy điện phù hợp với các quy định hiện hành và các tiêu chuẩn công nghệ của nhà máy điện gió để hai bên thống nhất xác định ngày vận hành thương mại và tính toán sản lượng điện chạy thử nghiệm của Nhà máy điện.

“Để có thể đáp ứng điều kiện hạn nộp hồ sơ chạy thử nghiệm thu chuẩn bị đề nghị công nhận ngày vận hành thương mại trước thời điểm 31/10/2021, chủ đầu tư các nhà máy điện gió phải gửi văn bản và hồ sơ theo quy định cho Bên mua điện là EVN muộn nhất là ngày 3/8/2021”, EVN cho hay.

Theo EVN, đến thời điểm đầu tháng 8/2021, đã có 21 nhà máy điện gió với tổng công suất là 819 MW vào vận hành thương mại. EVN sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin về tiến độ công nhận COD các dự án điện gió trước thời điểm 31/10/2021.

Cũng trong 2 tuần gần đây, UBND các tỉnh Trà Vinh, Gia Lai, Sóc Trăng đồng loạt có văn bản gửi Thủ tướng và Bộ Công Thương về việc dịch COVID-19 và giãn cách xã hội khiến các dự án điện gió trên địa bàn không kịp hoàn thành, vận hành thương mại trước tháng 11/2021 để hưởng mức giá ưu đãi 9,8 Uscent/kWh (theo Quyết định 39/2018 của Thủ tướng). Các địa phương kiến nghị Thủ tướng, Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT (giá ưu đãi) đối với các dự án.

Điện gió ngoài khơi chờ cơ chế

Trao đổi với Tiền Phong về việc tạo cơ chế cho các dự án điện gió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi, phát triển ở Việt Nam thời điểm kết thúc ưu đãi giá theo quyết định của Thủ tướng, bà Quiao Liming, Giám đốc khu vực châu Á của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho rằng, thị trường điện gió ở Việt Nam còn non trẻ so với các thị trường khác trên thế giới. Phần lớn các quốc gia thành công trên thế giới về phát triển điện gió ngoài khơi có điểm chung là họ đều áp dụng giá FIT, hoặc cho một số lượng công suất nhất định, hoặc trong một thời gian đủ dài trước khi triển khai cơ chế đấu thầu ngay.

Theo bà Quiao Liming, nhiều dự án điện gió tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn do quy định giãn cách xã hội. Việc này khiến chủ đầu tư không vận chuyển được thiết bị giữa các tỉnh chưa kể việc các chuyên gia nhập cảnh cũng phải cách ly khi vào triển khai dự án.

“Về cơ chế giá, không có nước nào khởi tạo ngành bằng đấu thầu mà thành công cả. Với ngành điện gió ngoài khơi là ngành đặc thù, rất cần có một giai đoạn chuyển đổi. Tại Việt Nam, khuyến nghị của chúng tôi là cần có cơ chế hỗ trợ cho 4-5 GW đầu tiên theo mức giá FIT hiện hành. Đây sẽ là cơ chế tạo đà. Quan trọng là phải đảm bảo có cơ chế hỗ trợ chuyển đổi sang đấu thầu trong giai đoạn này. Các cơ chế chuyển tiếp này sẽ giúp bảo vệ nhà đầu tư và ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi”, bà Liming Quiao cho hay.

Ông Sean Huang, Giám đốc Phát triển Copenhagen Offshore Partner (đơn vị đang tham gia dự án điện gió ngoài khơi La Gàn) cho biết, dịch COVID-19 cũng đang ảnh hưởng đến việc triển khai dự án của doanh nghiệp do hạn chế làm việc trực tiếp với cơ quan chức năng cũng như đưa chuyên gia vào thực hiện dự án.

“Việt Nam đang trong giai đoạn thuận lợi vì đã có những dự án triển khai thành công ở thị trường nước ngoài. Đây là giai đoạn cần đặt mục tiêu chuyển dịch đần sang đấu thầu. Giá FIT nên phản ánh cả việc yêu cầu tỉ lệ nội địa hoá cao, cũng như đóng góp xây dựng hệ thống truyền tải điện. Đặc biệt, trong vấn đề hoạch định chính sách, cần phải phân biệt rất rõ giữa điện gió trên bờ, điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi", ông Sean Huang nói.

“Ở Việt Nam, cơ chế giá FIT cũng đã áp dụng cho điện gió ngoài khơi, nhưng chỉ trong 2 năm là không đủ cho 1 dự án triển khai trên thực tế. Một dự án điện gió ngoài khơi muốn có hiệu quả thì quy mô ít nhất phải 400 - 500 MW, với mức vốn đầu tư tầm 800 triệu - 1 tỉ USD và cần thời gian ít nhất 5 năm triển kha”,

Bà Liming Qiao, Giám đốc khu vực châu Á của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC)

MỚI - NÓNG
Bình Dương xử phạt nhiều nhất lỗi nồng độ cồn trong 5 ngày nghỉ lễ
Bình Dương xử phạt nhiều nhất lỗi nồng độ cồn trong 5 ngày nghỉ lễ
TPO - Trong số hơn 1.300 trường hợp bị tước giấy phép lái xe có đến 745 người vi phạm nồng độ cồn với mức xử phạt hành chính ước tính 6,575 tỷ đồng. Trong đợt ra quân bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp lễ, Bình Dương tăng số tổ công tác và lượt cán bộ, đạt kết quả cao trong tốp 4 toàn quốc.