Điểm tựa của phụ nữ vùng cao

Điểm tựa của phụ nữ vùng cao
TP - Mô hình tổ sản xuất nhỏ lẻ ở nông thôn đã tạo công ăn việc làm cho chị em phụ nữ có thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình. Tổ liên kết sản xuất nhang quế của Hội phụ nữ thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, là ví dụ điển hình cho mô hình tăng gia lúc nông nhàn của người dân Quảng Ngãi.

Chương trình Xúc tiến thương mại thị trường trong nước

Điểm tựa của phụ nữ vùng cao

TP - Mô hình tổ sản xuất nhỏ lẻ ở nông thôn đã tạo công ăn việc làm cho chị em phụ nữ có thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình. Tổ liên kết sản xuất nhang quế của Hội phụ nữ thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, là ví dụ điển hình cho mô hình tăng gia lúc nông nhàn của người dân Quảng Ngãi.

Cần có nhiều Tổ liên kết như thế này giúp tạo công ăn việc làm cho phụ nữ vùng
Cần có nhiều Tổ liên kết như thế này giúp tạo công ăn việc làm cho phụ nữ vùng.

Chị Võ Thị Bình, Chủ nhiệm tổ liên kết sản xuất nhanh quế của Hội phụ nữ thị trấn Trà Xuân cho biết, từ khi cây quế Trà Bồng - Tây Trà có thương hiệu đưa thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơ sở cũng được thuận lợi hơn. Mỗi ngày cơ sở sản xuất ra 120 kg nhang quế, giá bán 40.000 đồng/kg loại đặc biệt và 30.000/kg nhang quế loại bình thường.

Tổ liên kết được thành lập từ năm 2004 thực sự là một mô hình mới, kết hợp giữa dạy nghề truyền thống và gắn với phát triển tiềm năng, lợi thế tại địa phương giúp chị em làm nghề, tìm đầu ra cho sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm tạo công ăn việc làm ổn định và đào tạo nghề làm nhang quế cho hàng chục chị em phụ nữ. Hiện mỗi năm cơ sở đào tạo nghề cho khoảng 15-20 chị em hội viên phụ nữ.

Chị Hồ Thị Sen, người gắn bó với cơ sở sản xuất nhang quế từ những ngày đầu thành lập giúp chị vừa có thêm thu nhập, vừa quán xuyến được công việc gia đình. Từ khi vào đây làm tôi đã có tiền cho con đi học và có nghề cho thu nhập ổn định nên ai cũng phấn khởi.

Trung bình mỗi ngày một người làm được khoảng 10 kg nhang/ngày/6000 đồng/1kg. Chị em nào làm việc chăm chỉ có thể thu được 50- 60.000 đồng/ngày. Cơ sở trang bị được 7 máy làm nhang, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 20 phụ nữ làm việc tại cơ sở. Một số chị em sau khi được đào tạo nghề tự mua sắm máy móc làm tại nhà, cơ sở sẽ trực tiếp thu mua những sản phẩm đạt chất lượng và phân phối ra ngoài thị trường.

Mô hình này ra đời thực sự là điểm tựa đối với chị em vùng cao, nó không chỉ giúp hội viên phụ nữ có nghề trong tay để phát triển kinh tế gia đình mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo cho hội viên phụ nữ. Hội cũng tạo điều kiện cho chị em hội viên vay vốn để mua sắm máy móc và phát triển sản xuất, để tiếp tục nhân rộng mô hình này. Tuy nhiên, với xu thế ngày càng phát triển, nhiều cơ sở sản xuất với quy mô lớn cạnh tranh gay gắt khiến đầu ra của sản phẩm gặp khó khăn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG