Đề xuất tăng lương giáo viên: Lên cao mà đồng đều, sao hay được?

PGS.TS Lê Hữu Lập
PGS.TS Lê Hữu Lập
TPO - PGS.TS Lê Hữu Lập - Nguyên Phó Giám đốc HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng, nâng bậc lương cao nhất cho giáo viên phải kèm theo việc dùng người ở đâu và dùng như thế nào. Lên cao mà đồng đều, cũng không phải là hay mà phải là chính sách khuyến khích người giỏi, người được  tôn vinh.

Khi Bộ GD&ĐT đề xuất lương nhà giáo theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành, nhiều giáo viên đều hy vọng nhưng họ cũng hoài nghi rằng đây là vấn đề được đưa ra hàng chục năm qua nhưng vẫn chưa thay đổi được.

Đề xuất nhân văn nhưng khó khả thi?

Cô Đ.T.D, một hiệu trưởng của trường THCS tại Hà Nội cho rằng, tăng lương cho giáo viên đã khó, lại còn miễn học phí cho học sinh THCS thì câu hỏi đặt ra là tiền đâu ra để thực hiện.
Cô D cũng cho rằng, việc tăng lương cho giáo viên cần thiết, nhân văn nhưng lại không khả thi khi đề xuất lương giáo viên ở bậc cao nhất.

Trong khi đó, một giáo viên dạy Hóa ở Hà Nội bày tỏ, cô rất vui đón nhận thông tin này nhưng cũng hoài nghi và đặt câu hỏi: bao giờ giáo viên sẽ sống được bằng lương? 

PGS. TS Lê Hữu Lập- Nguyên Phó Giám đốc HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng, giáo viên nào mà chẳng thích tăng lương, nhất là đời sống hiện tại của các thầy cô giáo là rất khó khăn, kể cả giảng viên đại học.

Cũng theo PGS Lập, câu chuyện ngân sách nhà nước có đủ để tăng cao hay không, thì việc đó phải được cân đối.

“Còn bậc lương cao nhất hay không thì phải kèm theo việc dùng người như ở đâu và dùng như thế nào. Lên cao mà đồng đều, cũng không phải là hay, mà phải là chính sách khuyến khích người giỏi, người được tôn vinh”- PGS Lập nhấn mạnh.

PGS Lập cho biết, đối với các trường tự chủ hoàn toàn, thì việc tăng bậc lương hay không, không quan trọng vì không ảnh hưởng đến ngân sách. Muốn tăng bậc lương, mà ngân sách không tăng nhiều thì phải giảm biên chế, sẽ giảm ở đâu là câu chuyện cần bàn. 

“Như vậy số trường tự chủ phải tăng... kéo theo các chính sách mạnh hơn, minh bạch nữa để có nhiều trường tự chủ được. Nhà nước chỉ bao cấp những trường trọng điểm quốc gia”- PGS Lập nhấn mạnh.

Ngân sách chi không dàn trải mà có trọng điểm

PGS Lập cho rằng, theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành sẽ miễn học phí cấp THCS. Đây là đúng xu thế của các nước phát triển trên thế giới. Ví dụ, đến cấp THCS miễn học phí, 1 số nước đến cả THPT, nhưng số lượng vào THPT phải được chọn lọc tức là số lượng lớn đã được phân hóa sang học nghề. Có như vậy nhà nước mới bao cấp được. Còn nhìn chung anh muốn học lên cao anh phải bỏ tiền.

PGS Lập nêu quan điểm, còn học đại học phải đóng tiền. Anh học giỏi thì được hưởng các học bổng, giỏi đến đâu học bổng đến đó. Quỹ học bổng của mỗi trường được hình thành từ một phần của nhà nước, của các tổ chức, doanh nghiệp, của nhà trường.

“Như vậy ngân sách nhà nước được chi không dàn trải mà có trọng điểm và hiệu quả”- PGS Lập nhấn mạnh.

Cũng theo PGS Lập, họ đang đề nghị chuyển đầu tư từ giáo dục các bậc học cao xuống giáo dục bậc thấp. Như vậy, ngân sách cho đào tạo bậc cao sẽ giảm đi (xã hội phải đóng góp, hay gọi xã hội hóa). Đối với học sinh nghèo mà học giỏi, có chính sách học bổng, hoặc chính sách đặc thù khác. 

“Từ việc tự chủ của các trường đại học công lập, tính cạnh tranh cao hơn và chất lượng đào tạo của các trường phải được tăng lên, mới có sinh viên. Như vậy các trường phải tự làm mới mình: Năng động, quản lý tốt hơn, tóm lại là phải hiệu quả hơn”- PGS Lập phân tích

PGS Lập cũng cho rằng, những trường không có sinh viên, sẽ phải tự giải thể, sáp nhập. Bây giờ đào tạo nhiều ở bậc đại học, ra trường không có việc làm. Cũng một phần do chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.

“Đề xuất này khả thi thì khả thi thôi, nhưng rõ ràng là giải pháp phải tổng thể, Ngân sách phải bố trí cụ thể cho những việc gì, hạn chế những dự án không hiệu quả, thậm chí thất bại”- PGS Lập nói.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.