Tăng lương giáo viên: Còn nhiều quy trình

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
TP - Sáng 25/11, Vụ trưởng Vụ giáo dục đào tạo (Bộ GD&ĐT) ông Vũ Đình Chuẩn và TS Trịnh Ngọc Thạch, Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, thành viên Ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục có buổi chia sẻ thông tin liên quan với báo chí.

Ông Chuẩn cho biết, lần này, Bộ GD&ĐT sửa đổi 29 điều, bổ sung 10 điều/120 điều của Luật giáo dục. Trong đó, tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính. Thứ nhất, sửa đổi hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các trình độ để đảm bảo yếu tố học tập suốt đời. Hai là, tập trung sửa đổi những quy định trong giáo dục phổ thông để phân luồng, hướng nghiệp đảm bảo học sinh học xong THPT phải có  trình độ căn bản để có thể đi học nghề. Theo ông Chuẩn, trước đây, với chương trình hiện hành, học xong THCS học sinh vẫn thiếu những kỹ năng cần thiết để bước vào thị trường lao động.

Vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay trong sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục là đề cập đến việc nâng lương nhà giáo lên cao nhất trong hệ thống thang bảng lương và có phụ cấp tùy theo vùng miền và miễn học phí cho học sinh THCS. Ông Chuẩn cho biết, công tác chuẩn bị cho việc sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục được chuẩn bị rất kỹ càng. Tháng 12 tới, bộ sẽ tổ chức nhiều hội thảo để lấy ý kiến của giáo viên, hiệu trưởng, lãnh đạo các sở giáo dục. Sau đó, lấy ý kiến các bộ ngành mới đưa lên Bộ tư pháp thẩm định sau đó mới trình chính phủ.

TS Trịnh Ngọc Thạch cho hay, hiện nay ban soạn thảo đang tập trung nhiều vào 3 chính sách trình xin ý kiến chính phủ gồm: chế độ lương nhà giáo, miễn học phí học sinh THCS và chuẩn trình độ giáo viên tiểu học. Riêng vấn đề lương giáo viên, TS Thạch cho rằng, mức lương của giáo viên hiện nay không quá thấp so với nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, mức lương đó so với mức sống còn chênh lệch khiến đời sống giáo viên gặp khó khăn. Nghị quyết 29 cũng đã khẳng định: “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp”.

Trước đó, trao đổi với báo chí, TS Thạch cũng cho rằng, việc tăng lương cho giáo viên là cần thiết. Tuy nhiên, với số lượng giáo viên như hiện nay, việc tăng lương có thể tăng lên đến con số hàng nghìn tỉ. “Nếu ngân sách chưa đủ để làm đồng loạt ngay lập tức thì cần phân theo lộ trình. Có thể, ưu tiên tăng sớm hơn cho vùng khó khăn trước, còn thành phố có giãn thời gian tăng lương”, TS Thạch nói.

Cũng theo TS Thạch, việc đưa các nội dung trên vào Luật đều có cơ sở pháp lý rõ ràng, tuy nhiên, các vấn đề đang lấy ý kiến rộng rãi cũng như trình xin ý kiến chính phủ.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.