Theo các chuyên gia, trong hải sản có thể chứa các độc tố từ tảo gây nguy hiểm cho người ăn. Độc tố tảo phycotoxins sinh sản trong các rạn san hô ven bờ, là nơi sinh sống của các loài thân mềm như: nghêu, sò, cua, tôm… Các độc tố tảo này không nguy hại đến các sinh vật biển nhưng chúng sẽ gây ngộ độc cho người nếu ăn phải. Độc tố tảo phycotoxins không bị phân hủy khi đun nấu, có thể gây tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, gây liệt cơ, mất trí nhớ…
Cá biển cũng có thể nhiễm kim loại nặng như: asen, thủy ngân do môi trường ô nhiễm. Cá càng to thì thường bị nhiễm độc nặng hơn do quá trình tích lũy thức ăn. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, không nên ăn các loại cá lớn như: cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn, cá kình… vì hàm lượng thủy ngân tích lũy trong chúng khá lớn. Ngoài ra, do các chất độc hại thường lắng đọng ở lớp bùn nên ngoài các loài cá biển to, các loài sống ở tầng đáy như: ngao, sò, ốc, hến… rất dễ bị nhiễm độc.
Những người không nên ăn hải sản
Người đang bị ho
Nếu như bạn đang bị ho hoặc mắc bệnh về ho hấp thì không nên ăn hải sản. Bởi khi bạn ăntôm, hay hải sản có vỏ sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Thêm vào đó, khi bạn ăn hải sản lúc đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh hải sản, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn hải sản khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.
Người bị đau mắt đỏ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì những người đang mắc bệnh đau mắt đỏ, hoặc mắt bệnh viêm giác mạc thì nên tránh xa tôm và hải sản. Bởi theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Thêm vào đó, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…
Người đang bị hen suyễn
Nếu như bạn đang mắc bệnh hen suyễn hoặc suy hô hấp, hoặc một căn bệnh về phổi thì không nên ăn tôm và hải sản. Bởi khi bạn ăn tôm, hải sản có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm và các loại hải sản để tránh bị lên cơn hen suyễn.
Người đang có triệu chứng viêm
Do trong thành phần dinh dưỡn của tôm và các loại hải sản thì có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác kẻo bệnh tình thêm tăng nặng.
Người bị dị ứng hải sản
Với những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng vù, suy hô hấp, thậm chí có thể gây tử vong. Thêm vào đó, trong thành phần của tôm và các loại hải sản thường có rất nhiều chất đạm, sẽ khiến cho bạn mắc béo phì thừa cân, không nên ăn nhiều.
Người mắc bệnh gút, viêm khớp
Do trong hải sản chứa nhiều acid uric, nên với những người mắc bệnh gouts, viêm khớp… nên tránh xa loại thực phẩm này kẻo bệnh tình trở nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những lưu ý khi ăn hải sản
Không ăn hải sản với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Trong hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, chất này rất tốt cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C thì lại gây tác dụng ngược lại. Lượng asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) sẽ gây ngộ độc, đôi khi còn dẫn đến chết người. Vì vậy cần kiêng kỵ ăn hải sản với thực phẩm này.
Không nên uống bia sau hoặc trong khi ăn hải sản
Lượng purine trong hải sản, trong quá trình trao đổi chất của con người sẽ hình thành axit uric, axit uric dư thừa có thể gây ra bệnh gút và các bệnh khác. Ăn nhiều hải sản và uống bia sẽ làm tăng tốc độ hình thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, gây cho sức khỏe.
Không ăn hải sản đã chết hoặc chế biến từ lâu
Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.
Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…). Vì vậy, khi ăn bạn hãy chọn hải sản tươi sống để đem lại giá trị dinh dưỡng cao.
Không nên ăn trái cây và uống trà sau khi ăn hải sản
Sau bữa ăn, nhiều gia đình thường có thói quen uống trà và ăn trái cây. Thực tế cho thấy điều này không tốt. Bởi vì lượng acid tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nó cũng gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và hiện tượng kết sỏi dẫn đến sỏi thận. Tốt nhất sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên hãy uống trà và ăn trái cây.
Không ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn cao
Hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
Đại kỵ khi ăn hải sản có thể biến món ngon thành 'sát thủ giết người'
![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
TPO - Hải sản là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng nhưng món ngon này cũng có thể biến thành 'thuốc độc' đối với cơ thể nếu ăn chúng không đúng cách.
MỚI - NÓNG

Quảng Nam: 2/10 người đủ tiêu chuẩn ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV là cán bộ Đoàn
TPO - Trong số 10 người được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam công bố đủ tiêu chuẩn ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV có 2 cán bộ Đoàn.

Người đàn ông nước ngoài trình báo mất trộm tài sản hơn 14 nghìn USD
TPO - Một người đàn ông nước ngoài ở Hà Nội trình báo bị kẻ gian đột nhập lấy trộm số tài sản trị giá hơn 14 nghìn USD.

Xác minh clip ‘nữ sinh Huế đánh nhau dữ dội giữa phố’
TPO - Ngày 16/4, tin từ Công an TP Huế cho biết, lực lượng chức năng vừa vào cuộc xác minh clip hai thiếu nữ nghi là nữ sinh tại Huế đánh nhau dữ dội giữa phố.
Có thể bạn quan tâm

'Chữ trinh' sẽ chẳng còn quan trọng nếu sau vấp ngã, em sống tử tế, đàng hoàng
TPO - Tôi nghĩ những sai lầm của bạn trong câu chuyện Gái nhà lành chết lặng khi thiếu gia trẻ bỗng lặn mất tăm sau sau đêm 'vui vẻ' , để người xấu lợi dụng khiến bạn mất đời con gái chẳng có gì quan trọng lúc này đâu bạn ạ.

Kết quả xét nghiệm các F1 liên quan 2 bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại An Giang
TPO - Ngày 16/4, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh An Giang cho biết, 12 trường hợp F1 của 2 BN2746 và BN2747 (2 trường hợp dương tính ghi nhận tại An Giang) đã có kết quả âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2.

Bộ Y tế thông tin việc thu hồi vắc xin ngừa COVID-19 nếu không tiêm hết trước ngày 5/5
TPO - Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sáng 16/4 về tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin COVID-19 với ngành y tế của 63 tỉnh, thành phố Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh/TP hoàn thành tiêm chủng vắc xin COVID-19 của COVAX trước ngày 5/5. Địa phương nào không tổ chức tiêm hết, Bộ Y tế sẽ thu hồi lại vắc xin.

Tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng mạnh
TP - Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng được công bố ngày 15/4 cho thấy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng đang phải đối mặt gánh nặng gấp ba về dinh dưỡng, gồm suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân, béo phì và thiếu vi chất.

Xử lý đơn vị tổ chức khám bệnh 'miễn phí' để bán thực phẩm chức năng
TPO - Sở Y tế Kon Tum đề nghị xử lý đơn vị “Y tế Hà Nội – Sài Gòn SHB” khi tổ chức khám chữa bệnh "miễn phí", sau đó bán thực phẩm chức năng trên địa bàn xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) dù chưa được cấp phép.

Sáng 15/4 ghi nhận 4 ca mắc mới COVID-19
TPO - Sáng 15/4, Bộ Y tế cho biết có 4 ca mắc mới COVID-19 (BN2734-2737) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Kiên Giang, Khánh Hoà.

Khẩn cấp yêu cầu 5 tỉnh thành phố siết chặt công tác chống dịch
TPO - Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi UBND 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Hải Dương và Tây Ninh đề nghị tăng cường phòng chống dịch COVID-19.

Cô hàng xóm độc thân cao tay gài bẫy khiến tôi mờ mắt 'dâng chồng'
TPO - Thế là vì mất cảnh giác, vì cạn nghĩ, vì tham không phải lối tôi đã “dâng” chồng cho cô hàng xóm độc thân cao tay…

Chuẩn bị phương án sản xuất vắc-xin
TP - Ngày 14/4, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 thống nhất siết quản lý nhập cảnh, tìm kiếm các nguồn vắc-xin, chuẩn bị phương án đầu tư sản xuất nếu thử nghiệm thành công vắc-xin nội.