Cử tạ Việt Nam tại Olympic 2012 - Thất bại thuộc về ai?

Cử tạ Việt Nam tại Olympic 2012 - Thất bại thuộc về ai?
Quốc Toàn đã có cơ hội mười mươi giành được tấm huy chương ở hạng cân 56kg, rốt cuộc cơ sự không thể đến như lãnh đạo đoàn đã chắc mẩm. Rõ ràng, đây là một thất bại và thất bại ấy có quá nhiều thứ khiến nó xảy đến…

Cử tạ Việt Nam tại Olympic 2012 - Thất bại thuộc về ai?

> 'Tia chớp' Usain Bolt lập kỷ lục Olympic với 9,63 giây

> Người không chân mở màn lịch sử

 

Quốc Toàn đã có cơ hội mười mươi giành được tấm huy chương ở hạng cân 56kg, rốt cuộc cơ sự không thể đến như lãnh đạo đoàn đã chắc mẩm. Rõ ràng, đây là một thất bại và thất bại ấy có quá nhiều thứ khiến nó xảy đến…

Tiếc là Trần Lê Quốc Toàn không được đầu tư sớm, sau khi đàn anh Hoàng Anh Tuấn từ giã cuộc chơi…
Tiếc là Trần Lê Quốc Toàn không được đầu tư sớm, sau khi đàn anh Hoàng Anh Tuấn từ giã cuộc chơi…. Ảnh: Quang Thắng

Xin lỗi sao khó quá!

Rõ ràng, hai từ “xin lỗi” đáng lẽ phải được bầu đoàn hộ tống, chỉ đạo Trần Lê Quốc Toàn gồm chuyên gia, Trưởng bộ môn, HLV hay lãnh đạo đoàn phải nói ngay sau khi VĐV để vuột tấm huy chương ở London. Vậy nhưng, những gì người ta thấy chỉ là câu dĩ hòa vi quý: “Toàn đã thi đấu hết sức mình” hay “Rất đáng tiếc khi chưa thể giành huy chương”.

Nhiều người đã chờ đợi một điều khác, tức là phong cách “dám làm dám chịu” của những người có trách nhiệm trực tiếp. Đằng này… Có lẽ, nên học môn cầu lông, từ Tiến Minh cho tới bà Huỳnh Ngọc Liên (người của Liên đoàn cầu lông TPHCM đi cùng Tiến Minh) không né tránh mà đường hoàng gửi lời xin lỗi tới toàn thể người hâm mộ Việt Nam trước thành tích không được như kỳ vọng.

Về chuyên môn, Trần Lê Quốc Toàn cùng Nguyễn Thị Thúy đã có thời gian tập huấn đáng kể tại Bulgaria bên chuyên gia Deikov. Nhưng sự thật thì những ngày tập luyện xa nhà ấy có nhiều cơ hội cho họ gia tăng thành tích? Không VĐV nào dám nói ra, nhưng trong các câu chuyện bên lề, vài đô cử của một địa phương cũng tham gia chuyến đi ấy tiết lộ: tại Bulgaria cơ sở vật chất không đầy đủ như kỳ vọng và rồi bản thân chuyên gia không phải lúc nào túc trực 7/7 ngày giám sát VĐV tập luyện. Giai đoạn ấy, Việt Nam có hẳn trợ lý ngôn ngữ Nguyễn Văn Ngọc đi cùng nhưng mọi phản ánh gần như là con số 0.

Đến London, ít người để ý trước khi lên bàn cân trọng lượng của buổi kiểm tra kỹ thuật, đã có sự không bằng lòng giữa chuyên gia Deikov và HLV Nguyễn Văn Ngọc do VĐV chưa ép đúng cân nặng quy định. Kế đến, những bài khởi động trước thi đấu của Toàn đáng lẽ phải đủ khối lượng, nhưng chuyên gia lại đốt cháy giai đoạn.

Rồi các mức tạ đã tố trong thời điểm thi đấu trực tiếp, không cần giới chuyên môn mà người hâm mộ theo dõi đã thấy đầy bất ổn trong chỉ đạo của Ban huấn luyện. Tất nhiên, trên đây là vài tình tiết dân trong nghề đã kháo nhau sau sự việc đó và chắc chắn đó không phải “câu chuyện làm quà”.

Đâu là định hướng thật ?

Ngay khi trở lại Việt Nam, một trong những khẳng định của Trưởng bộ môn cử tạ là “sẽ đưa cả Quốc Toàn lẫn Kim Tuấn vào nhóm VĐV trọng điểm, tập trung đầu tư để tranh tài tại các đấu trường lớn”. Đồng thời, vị này phân tích: “Bốn năm sau, ở tuổi 27 - độ tuổi chín nhất của VĐV cử tạ, tôi tin Toàn có thể hoàn thành giấc mơ huy chương Olympic còn dang dở”. Nghe thì mừng đấy. Nhưng xin thưa, chúng ta đã có cơ hội rõ nhất ở London 2012, vậy mà chiến lược “VĐV trọng điểm” kia không sớm tiến hành, để rồi khi thất bại mới xuất hiện “kế hoạch 4 năm nữa”.

Không ai đánh giá thấp khả năng của Quốc Toàn, nhưng thời gian luôn là kẻ thù trong thể thao hay với cả cử tạ nói riêng. Danh sách hạng 56kg nam tại London có một nửa VĐV góp mặt đều ở lứa tuổi sinh từ năm 1990 trở về sau. Người giành HCV là Om Yun Choi (CHDCND Triều Tiên) sinh năm 1991. Bốn năm sau, liệu có mấy đô cử thuộc lứa 8X còn đủ khả năng đánh bại lớp trẻ?

Theo Nguyễn Đình
Sài Gòn Giải Phóng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG