Cú hích cho thị trường hàng không

Chuẩn bị trước mỗi chuyến bay.
Chuẩn bị trước mỗi chuyến bay.
TP - Hành khách xách túi ni-lông đi máy bay; bình đẳng xe thang cho các hãng bay; mua cả trăm máy bay và liên tục mở đường bay nội địa và quốc tế mới; được cán bộ Bộ GTVT chọn làm phương tiện tiết kiệm chi phí... đã không còn là chuyện lạ. Hãng hàng không tư nhân Vietjet Air (Vietjet) đã có tác động không nhỏ trong việc thay đổi những khái niệm về dịch vụ hàng không.

Những cú “sốc” đổi thay

Trước đây, hình ảnh của hành khách đi máy bay thường gắn với những người khá giả. Tuy nhiên, đến nay, những gương mặt hành khách bình dân trên những chuyến bay Bắc Nam thăm người thân không còn xa lạ ở các sân bay. Cánh thanh niên trẻ thích đi “phượt” chờ thời điểm để “săn” giá vé rẻ; các cụ già tay xách nải chuối, chục trứng vào Nam thăm cháu; nhóm thương gia trẻ thích sự bình đẳng, trẻ trung trên một chuyến bay không chỉ khoả lấp sự chờ đợi một hành trình dài. Hồi tháng 10/2014, trong buổi làm việc với lãnh đạo Airbus, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng từng nói muốn Vietjet Air phát triển và đuổi kịp Hãng hàng không Quốc gia để mọi người dân Việt Nam được đi máy bay. Đề cập tới việc Vietjet mua 100 máy bay, ông Thăng nói: “Đây không phải là chuyện đùa. Việc ký kết mua máy bay trước sự chứng kiến của thủ tướng 2 quốc gia Pháp - Việt”. Chưa hết, Bộ trưởng Thăng cũng khẳng định lúc đó: “Tôi rất thích hình ảnh hành khách của Vietjet Air gần đây 2 tay xách 2 túi ni-lông lên máy bay”. Câu chuyện mua 100 máy bay, ít người biết tự thân Vietjet phải lo liệu (không có bảo lãnh hay cấp vốn của Chính phủ).

“Chúng tôi xem Vietjet là thế giới của chính mình. Văn phòng làm việc khang trang, hiện đại; môi trường đa quốc gia, thường xuyên giao lưu, học hỏi với chuyên gia và đồng nghiệp nước ngoài”. 

Giám đốc Trung tâm Đào tạo Vietjet Trần Hữu Quốc

Bộ GTVT cũng là nơi tiên phong trong việc chọn máy bay giá rẻ đi công tác. Thông tin từ bộ này vừa cho biết, riêng việc chuyển sang hàng không giá rẻ đã tiết kiệm được trên 1,7 tỷ đồng. Đây thực sự không đơn thuần chỉ là câu chuyện tiết kiệm. Ý nghĩa hơn cả là việc tạo văn hóa, môi trường đạo đức công chức (đề cao tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, có trách nhiệm với tài sản nhà nước).

Năm 2014, từ câu chuyện can thiệp xe thang lên máy bay thiếu khiến hành khách phải chờ xuống máy bay (dẫn tới chậm chuyến); Bộ trưởng Đinh La Thăng đã phải lên tiếng với lãnh đạo Cục hàng không: “Tuần sau, sân bay Cát Bi không có xe thang, thì các ông phải lên máy bay cõng từng hành khách xuống”. Từ sau chuyện này, thị trường hàng không có thêm thuật ngữ mới “Bình đẳng xe thang” và máy bay hãng nào tới trước được ưu tiên dùng trước (thay vì ưu tiên hãng lớn).
Cú hích cho thị trường hàng không ảnh 1 Đại diện Vietjet chào đón Đức Pháp vương Gyalwa Dokhampa XII trên chuyến bay của hãng.

Có thể khẳng định rằng, “nhân tố” Vietjet đã khiến các hãng hàng không nội địa khác phải thay đổi nhận thức vì tính linh động trong điều hành và tham vọng đổi mới thị trường hàng không. Nhiều chuyên gia kinh tế không khỏi choáng ngợp trước những lượt máy bay nhận về, tần suất mở đường bay hay cách truyền thông hiện đại...

“Tình yêu ấy truyền cảm hứng”

VietJet sở hữu đội tàu bay hiện đại, thế hệ mới nhất và thân thiện với môi trường. Đa phần là máy bay mới và tuổi trung bình cả đội tầu dưới 3 năm. Hãng hàng không này cũng đầu tiên tại Việt Nam sở hữu dòng máy bay Sharklet A320 hiện đại, mới nhất của Airbus. Nhiều tờ báo quốc tế không ngần ngại đánh giá Vietjet có “Đội bay sinh động bậc nhất thế giới” với những hình ảnh từ chuột Mikey, nước ngọt Pepsi và những ngân hàng lớn. Đội máy bay trong 3 năm tăng lên 20 chiếc phụ vụ mạng bay trong nước, quốc tế; đã vận chuyển gần 10 triệu khách.

Cú hích cho thị trường hàng không ảnh 2 Nhân viên hãng hàng không này xem Vietjet là thế giới của họ

Khi câu chuyện giá cả ở sân bay đắt đỏ, có nhiều hành khách bay Vietjet đã chọn cách lên máy bay mới ăn sáng hoặc trưa vì mức giá rẻ hơn dưới đất (nhưng chất lượng được giám sát nghiêm ngặt), lại có nhiều món gần gũi như xôi, bánh chưng...; chưa kể tới những món hàng lưu niệm đẹp, xinh xắn. Có hành khách còn nói: “Được người đẹp phục vụ bánh chưng cho bữa điểm tâm còn gì bằng”.

Được biết, hãng hàng không tư nhân này trong năm 2014 doanh thu đạt trên 8.100 tỷ đồng, nộp ngân sách và thu hộ các lệ phí đạt trên 1.400 tỷ đồng, lũy kế trên 2.600 tỷ đồng. Dưới con mắt của các nhà chuyên môn trên thế giới, Vietjet đã trở thành “hiện tượng” nổi bật của hàng không trong khu vực. Hãng này từng được Tổ chức Smart Travel bình chọn 10 hãng hàng không giá rẻ tốt nhất châu Á. Còn Tổ chức kỷ lục châu Á trao danh hiệu “Hãng hàng không có nhiều hoạt động sáng tạo nhất trên tàu bay”. Chưa kể, Vietjet lọt vào “Top 5 hãng hàng không có đường bay khai trương thành công nhất thế giới”...

Khi được hỏi vì sao một hãng hàng không mới có thể làm được những điều trên, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Vietjet Trần Hữu Quốc, nói: “Chỉ có thể bằng niềm đam mê, hoài bão lớn lao mới giúp chúng tôi quên hết mọi khó khăn. Chúng tôi quyết đồng lòng cùng nhau làm nên những điều lịch sử trong ngành hàng không. Ban lãnh đạo Vietjet luôn tin tưởng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng tôi phát triển, sáng tạo và đồng hành cùng nhân viên trên mọi chặng đường. Chúng tôi còn mang tình yêu ấy truyền cảm hứng đến các đối tác, bạn bè, các đại lý phòng vé trên khắp cả nước và quốc tế”.

Post by Báo Tiền Phong.

MỚI - NÓNG
CLB Bóng đá Hà Nội, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng Tiền Phong thăm viếng gia đình nạn nhân tử vong tại cầu Phong Châu, Phú Thọ
CLB Bóng đá Hà Nội, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng Tiền Phong thăm viếng gia đình nạn nhân tử vong tại cầu Phong Châu, Phú Thọ
TPO - Chiều 19/9, đoàn thiện nguyện báo Tiền Phong cùng Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, BLĐ CLB Bóng đá Hà Nội, các cầu thủ đã trao số tiền ủng hộ 55 triệu đồng, hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại tỉnh Phú Thọ. Đoàn cũng đã đến thăm, chia sẻ với gia đình có 2 nạn nhân tử vong trong vụ sập cầu Phong Châu vừa qua.