TPHCM:

Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc

TPO - Đường Vành đai 2 TPHCM có chiều dài hơn 64km, trong đó hiện vẫn còn hơn 14km chưa hoàn thành. Đoạn do đơn vị Công ty CP Văn Phú Bắc Ái làm chủ đầu tư dài chưa đầy 3km nhưng bỏ hoang nhiều năm và biến thành nơi chăn thả gia súc.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 1

Đường Vành đai 2, tuyến đường đô thị khép kín theo vòng tròn ở TPHCM với tổng chiều dài hơn 64,1 km, đến nay đã đầu tư hoàn thành 50,2 km, còn 14 km chia làm 4 đoạn chưa hoàn thành. Đây là hình ảnh đoạn 3 của dự án do Công ty CP Văn Phú Bắc Ái làm chủ đầu tư. Đoạn đường chỉ dài 2,75km nhưng đã ngưng thi công gần 2 năm nay. Công trường khu vực phường Tam Phú, TP.Thủ Đức bị bỏ hoang, sắt thép rỉ sét, cây cối mọc um tùm, các cây cầu trơ cả khung sắt. Tổng chi phí doanh nghiệp dự án đã tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành được xác nhận là hơn 1.355 tỷ đồng (tạm ứng cho công tác giải phóng mặt bằng là 960,116 tỷ đồng, xác nhận khối lượng hoàn thành là 395,02 tỷ đồng).

Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 2
Hiện tại công trình không có dấu hiệu thi công, dây điện cao thế vẫn vương vãi mắc trên công trường.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 3
Cây cối, dây leo mọc um tùm, hoang tàn như một phế tích.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 4
Phương tiện thi công gom lại thành một chỗ, nhuốm màu thời gian.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 5
Thậm chí công trường còn mọc lên cả một vườn chuối. Thông tin với PV Tiền Phong, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (gọi tắt là Ban giao thông) cho biết, đoạn 3 của đường vành đai 2 ở TP Thủ Đức (dài hơn 2,7km) do nhà đầu tư Văn Phú -Bắc Ái thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay dự án này đang gặp các vướng mắc và được TP tập trung tháo gỡ để tiếp tục hoàn thành.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 6
Đoạn giao với đường Tam Bình, phía bên kia đường không có dấu hiệu tồn tại của công trình đường Vành đai 2 và vẫn còn nhà dân hiện hữu.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 7
Ngoài đoạn này, còn khoảng 12km cần phải tiếp tục đầu tư thì mới khép kín được Vành đai 2 nhưng hiện tại nơi đây vẫn chưa thấy bóng dáng công nhân tiếp tục thi công.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 8
Đường dẫn vào công trình ngập ngụa rác thải, người dân tự mở rào, di chuyển len qua những đống rác to, bốc mùi hôi thối.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 9
"Tôi cũng không biết cánh cửa rào này mở từ bao giờ. Tôi trọ gần công trình, thấy rào mở, lối này đi tiện thì đi thôi", ông Lê Văn Tâm cho biết.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 10
Công trường biến thành nơi chăn thả gia súc.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 11
Một người trông coi gia súc tranh thủ ngả lưng nghỉ trưa.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 12
Trục chính đường Vành đai 2, đoạn gần nút giao Gò Dưa cây cối mọc um tùm, vẫn còn dấu hiệu người dân ở và sinh hoạt bên trong những căn nhà đã tháo dỡ một phần.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 13
Hơn 12km còn lại chưa thi công gồm: đoạn 1 từ Khu công nghệ cao -Xa Lộ Hà Nội (nút giao Bình Thái) có chiều dài 3,6km. Tổng mức đầu tư dự kiến là 6.800 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) chiếm khoảng 6500 tỷ đồng; Đoạn 2: từ nút giao Bình Thái (Xa Lộ Hà Nội) đến Phạm Văn Đồng có chiều dài 2,8km. Dự kiến tổng mức đầu tư là 8.500 tỷ đồng (trong đó GPMB là 5.500 tỷ đồng); Vành đai phía tây (Đoạn 4): dài khoảng 5,3km từ Khu công nghiệp Tân Tạo đi qua kênh Tàu Hủ (cầu Phú Định sau này) và cắt với nút giao Nguyễn Văn Linh. Tổng mức đầu tư dự kiến vào khoảng 10.000 tỷ đồng (Chi phí GPMB là 6.600 tỷ đồng).
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 14
Theo ông Lương Minh Phúc, suốt 10 năm qua, TPHCM đều đặt mục tiêu khép kín vành đai 2. Tuy nhiên, trong thời gian qua, TP mất thời gian chọn lựa phương thức đầu tư. Trước đây có giai đoạn thực hiện theo hình thức BT (Xây dựng – Chuyển giao), nhưng kể từ khi có luật đầu tư công mới, hình thức đầu tư này không còn phù hợp nữa.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 15

Cũng theo ông Lương Minh Phúc, hiện nay TPHCM đã giao vốn chuẩn bị đầu tư lập dự án tiền khả thi. Theo quy định, hiện tại Sở GTVT TPHCM là đơn vị chủ trì ở giai đoạn này và phối hợp cùng Ban Giao thông. Sau khi duyệt dự án tiền khả thi, Ban Giao thông sẽ tiếp tục triển khai dự án. Dự kiến đến cuối năm 2022, sẽ trình báo cáo tiền khả thi dự án cũng như chủ trương đầu tư công cho 3 đoạn: 1,2 và 4. Ông Phúc cho biết, hiện nay một trong những vấn đề khó khăn tại các dự án khép kín vành đai 2 TPHCM chính là việc bố trí vốn.

Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 16
"Nếu cộng toàn bộ 3 đoạn lại thì tổng kinh phí vào khoảng 28.000 tỷ đồng. Còn nếu khép kín đoạn 1, đoạn 2 ở vành đai phía đông cũng đã gần 17.000 tỷ đồng.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 17
Đầu năm nay, TP Thủ Đức đã hoàn tất bồi thường, giao mặt bằng 334 trong tổng 468 hộ, với diện tích hơn 15,6ha đất cho dự án. Sở Tài nguyên Môi trường đã kiến nghị UBND TPHCM bổ sung 6 khu đất để thanh toán cho nhà đầu tư.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 18
Dự án đường vành đai 2 có chiều dài hơn 64 km, quy mô 6-10 làn xe. Dự án kết nối vành đai ngoại thành từ đại lộ Nguyễn Văn Linh qua nút giao Mỹ Thủy (quận 2 cũ) qua cầu Phú Hữu (quận 9 cũ), kết nối với xa lộ Hà Nội, tuyến Phạm Văn Đồng và quốc lộ 1A (đoạn qua quận Thủ Đức cũ).
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 19

Chia sẻ thêm với PV, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM cho biết, trong kế hoạch vốn đầu tư trung hạn của TPHCM (giai đoạn 2021-2025) thì TP vẫn đang thiếu vốn. Vừa qua, TPHCM đã đề xuất bổ sung vốn trung hạn khoảng 119.000 tỷ đồng. Vào cuối năm nay, Chính phủ và Quốc hội sẽ xem xét đề xuất này. “Nếu được bố trí vốn trung hạn, TPHCM có thể sẽ sử dụng nguồn này để cân đối, khép kín cho Vành đai 2”- ông Phúc nêu phương án và cho biết thêm, hiện nay còn một phương án khác rất khả thi là sử dụng phí cảng biển để đầu tư cho dự án này.

Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 20
“Trong Nghị quyết của HĐND thì chi phí cảng biển sẽ được dùng để đầu tư các hệ thống giao thông phục vụ các khu vực cảng biển, đây chính là đoạn 1, đoạn 2 ở Vành đai 2. Sở GTVT TP đang kiến nghị sử dụng nguồn thu phí cảng biển để đầu tư hai đoạn này. Điều này cũng rất phù hợp và rất khả thi”- ông Phúc chia sẻ.
Công trường Đường Vành đai 2 hoang tàn, thành nơi chăn thả gia súc ảnh 21

"Từ nay đến cuối năm 2022: Hoàn tất giai đoạn tiền khả thi và trình chủ trương đầu tư dự án. Đến năm 2023: Tập trung công tác duyệt dự án khả thi, chuẩn bị công tác khảo sát mặt bằng. Cuối năm 2023: Dự kiến duyệt dự án khả thi và bắt đầu khởi động công tác GPMB. Giai đoạn 2024-2025: Bắt đầu tập trung cho công tác GPMB. Cố gắng tìm cơ chế triển khai song song công tác GPMB để có thể cuối năm 2024 thì khởi công những gói thầu khép kín Vành đai 2. Thi công và hoàn thành trong năm 2026", Ông Lương Minh Phúc chia sẻ thêm.

Tin liên quan