Nông nghiệp gánh nhiều mối lo
Những năm qua, nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, còn giúp Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản, trong đó có nhiều ngành hàng có vị trí hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cao su, thủy sản…Đặc biệt, nông nghiệp là ngành duy nhất xuất siêu, góp phần ổn định cán cân thương mại và giúp chúng ta vượt qua các cuộc khủng khoảng kinh tế gần đây.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Trí Ngọc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, nông nghiệp nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn: Giá thành sản xuất cao, chất lượng nông sản thấp khiến năng lực cạnh tranh giảm. Cùng đó, công nghiệp chế biến lạc hậu, thương hiệu sản phẩm không có, nên việc gia tăng giá trị nông sản trong chuỗi giá trị rất hạn chế.
Theo TS Ngọc, nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng thời gian qua chủ yếu nhờ vào chính sách tăng cường đầu tư (nhất là trong thủy lợi) và nguồn lực tự nhiên (đất đai, lao động…). Trong khi, đặc điểm quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp là mang tính sinh học. Do vậy, muốn đạt năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao, phải kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình sản xuất mang tính sinh học trên đồng ruộng, chuồng trại, chăm sóc một cách tỉ mỉ đến từng cây, con bằng các tác động kỹ thuật đúng lúc.
Còn TS Nguyễn Đăng Nghĩa, chuyên gia về đất và phân bón, cảnh báo nông nghiệp Việt Nam phải trả giá đắt khi đất đai suy thoái do quá lạm dụng phân hóa học, độc canh, thâm canh và quay vòng quá nhiều vụ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia, hiệu suất sử dụng phân bón ở Việt Nam hiện nay rất thấp, đạm mới chỉ đạt 30-45%, lân 20-30%, kali 40-50%. Hàng năm, một khối lượng phân bón lãng phí trên đồng ruộng lên tới khoảng 2 tỷ USD. Đáng lưu ý, ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp ngày càng trầm trọng do tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp quá lạm dụng thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật và các loại nông dược khác.
Neb26- chìa khóa công nghệ thế hệ mới
Theo các chuyên gia nông nghiệp, ba vấn đề lớn của kinh tế thị trường mà từng nhà nông không thể giải quyết được là thị trường tiêu thụ - thương hiệu, công nghệ mới, vốn đầu tư. Chỉ có doanh nghiệp mới có thể giải quyết tốt ba vấn đề trên, mang lại lợi ích cho mình và nông dân. Với tầm nhìn mới trong nông nghiệp là tăng trưởng bền vững và ổn định, tăng thu nhập cho người nông dân, các giải pháp tổng hợp, trong đó có ứng dụng công nghệ cao mang tính quyết định.
Các công nghệ được ưu tiên là khâu chọn tạo giống, phân bón, quản lý cây trồng tổng hợp, chuyển đổi hệ thống canh tác, cơ cấu cây trồng và cơ giới hóa. Thực tế, khi tham gia các hiệp định thương mại với quốc tế, vấn đề thuế quan không phải là điều trở ngại, mà chính là các hàng rào kỹ thuật. Trong đó, đáng lo ngại là tồn dư các chất kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng và hàm lượng các kim loại nặng trong nông sản.
Theo TS Nghĩa, để hạn chế vấn đề trên, một trong những khâu then chôt là việc ứng dụng phân bón thế hệ mới, thân thiện với môi trường lại duy trì độ màu mỡ của đất. Đó là các loại phân bón công nghệ nano, công nghệ vi sinh và enzym; phân bón được khai thác và chế biến từ nguyên liệu hữu cơ thiên nhiên, phân bón sinh học chức năng có hoạt lực cao…
TS Nghĩa cho biết, năm 2006, Công ty Agmor (Mỹ) đã giới thiệu chế phẩm NEB 26 vào Việt Nam. Đây là một chế phẩm dạng lỏng, giàu chất hữu cơ (gần 25%) và các nguyên tố trung, vi lượng. Hiện, Công ty CP Phân bón Long Việt hiện là đơn vị được chuyển giao độc quyền công nghệ của dòng sản phẩm sinh học Neb 26 Hoa Kỳ, do TS Benjamin Luke phát minh với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ.
Ngày 20/10 tới, trong dịp Hội thảo Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào tái cấu trúc ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam tổ chức, Long Việt cũng khánh thành nhà máy sản xuất phân bón NPK phức hợp cao cấp, với công nghệ UREA hóa lỏng tiên tiến nhất hiện nay tại tỉnh Long An.
Ông Nguyễn Minh Hiếu, Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Long Việt cho biết, nhà máy mới này có công suất gấp 7 lần so với nhà máy cũ, đặc biệt ứng dụng NPK một hạt kết hợp chế phẩm Neb 26 Hoa Kỳ.
Ngoài đạm, lân, kali Neb-26 Hoa Kỳ còn cung cấp các nguyên tố trung vi lượng giúp cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng, chống chịu dịch bệnh, giúp giảm đến 80% chi phí thuốc bảo vệ thực vật; làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, cải thiện màu sắc và mẫu mã đặc trưng của cây trồng. Đặc biệt, Neb-26 thân thiện với môi trường, không độc hại với con người và vật nuôi, không để lại chất độc hại trong nông sản, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản theo hướng GAP.
Theo các chuyên gia, phân bón Neb 26 tiết kiệm đến 50% lượng đạm bón cho cây trồng, làm giảm tương đương 20% chi phí đầu vào nhưng năng suất tăng từ 15-20%. Neb 26 cũng giúp tăng đến 300% lượng vi sinh vật có lợi trong đất, cân bằng và điều hòa dinh dưỡng, tăng độ phì nhiêu và cải tạo hiệu quả đất bạc màu.