Công chúng còn mặn mà với phim Việt?

Công chúng còn mặn mà với phim Việt?
Cuộc thi bình chọn phim truyền hình VN năm 2008-2009 do Tạp chí Truyền hình tổ chức đã đi được nửa chặng đường. Cuộc thi như một cầu nối giữa khán giả và người làm phim truyền hình, để cùng hiểu nhau hơn
Công chúng còn mặn mà với phim Việt? ảnh 1
Poster quảng cáo phim "Bỗng dưng muốn khóc" đang phát trên VTV1.

Hàng ngàn khán giả đã tham gia bình chọn và đến khi cuộc thi kết thúc (tháng 5.2009), hẳn sẽ có thêm nhiều phản hồi thú vị. .

Khán giả ít đi - tại sao?

Cuộc thi bình chọn PTHVN 2008-2009 là cuộc thi lần thứ 4 do Tạp chí Truyền hình (Đài THVN) khởi xướng. Việc tổ chức cuộc thi như một cuộc điều tra xã hội học thú vị, thăm dò phản ứng của khán giả với PTHVN.

Điều đó giúp những người làm phim có dịp nhìn lại sản phẩm của mình, để điều chỉnh hướng đi, lựa đề tài, cách làm để hấp dẫn khán giả. Tuy nhiên, theo thời gian, số khán giả tham gia bình chọn ít dần đi.

Năm đầu tiên (2003) có gần 31.000 lượt người bình chọn, năm sau có 26.000 lượt, năm kế tiếp còn 12.000 lượt và dự đoán ở lần thứ 4 này khán giả có thể còn ít hơn, dù giải thưởng năm nay hấp dẫn hơn - kể cả giải dành cho phim và giải cho khán giả.

Vì sao? Nhìn lại PTHVN mấy năm đầu ra mắt đã hấp dẫn khán giả ở đề tài, ở cách tiếp cận trực tiếp, nóng hổi hơi thở cuộc sống. Loạt phim "Những ngọn nến trong đêm", "Phóng viên thử việc", "Luật đời", "Ma làng", "Chạy án"… có những thành công nhất định.

Tuy nhiên, khi phim Việt được ưu tiên phát sóng "giờ vàng" thì chất lượng phim lại đuối nhiều đi. Do định mức làm phim tăng lên quá nhanh, số tập phim phải sản xuất thật nhanh để lấp đủ giờ phát sóng mà công nghệ sản xuất phim, số diễn viên giỏi đóng phim không phát triển kịp.

Cùng với việc xã hội hoá làm phim, lượng phim thương mại của các công ty tư nhân ùa vào càng làm chất lượng phim dễ dãi. Các vấn đề nóng của xã hội như sự phân hoá mạnh mẽ đội ngũ giàu - nghèo, bất cập của bộ máy công quyền... chưa được phản ánh rõ nét và triệt để trên phim.

Nhiều đạo diễn, diễn viên không còn dành nhiều tâm huyết với nghề mà làm phim cốt cho nhanh, cho kịp tiến độ. Cùng với bối cảnh nhiều kênh truyền hình nước ngoài hấp dẫn, nhiều chương trình game show thu hút công chúng thì mối quan tâm với PTHVN giảm đi là dễ hiểu.

Khán giả cần gì?

Một điểm dễ nhận thấy là các phim giành giải trong cuộc thi của Tạp chí Truyền hình đều có sự thống nhất cao như phim "Chạy án" (mới đây cũng nhận giải đặc biệt tại LHP truyền hình Châu Á Tokyo - Nhật Bản).

"Không hề có nhiều khác biệt giữa các tầng lớp xã hội khác nhau, những phim được công chúng lựa chọn đều có giá trị thực tiễn cao, đều tạo thành dư luận xã hội" - TS Đậu Ngọc Đản - Tổng Biên tập Tạp chí Truyền hình - cho biết.

Ông nói thêm: "Việc bỏ phiếu, viết nhận xét, lý giải về phim bình chọn, làm mỗi khán giả đều phải đắn đo, cân nhắc kỹ trước khi bỏ phiếu, vì thế sự thẩm định của họ rất nghiêm túc. Những trí thức trẻ ở các vùng quê, ở khu vực miền Trung đã có những bài phân tích tỉ mỉ, công phu về PTHVN, giúp cho những nhà làm phim có những gợi ý tham khảo thiết thực. Quan trọng nhất của PTH vẫn là đề tài hay, nóng, như việc chống tham nhũng thì luôn được cả xã hội quan tâm".

MỚI - NÓNG