Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền:

Có tiêu cực trong xét duyệt GS, PGS không?

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền.
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền.
TP - Qua sự việc số GS, PGS tăng đột biến trong năm 2017, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi, những băn khoăn lo ngại về chất lượng đội ngũ GS, PGS hiện nay. Liệu quá trình xét duyệt hồ sơ thủ tục có xảy ra tiêu cực hay không? Đặc biệt, trong số đó có không ít cá nhân đang giữ vị trí quản lý, lãnh đạo chủ chốt ở một số cơ quan quản lý nhà nước, từ địa phương đến trung ương.

Ai cũng biết rằng, GS, PGS là chức danh có nhiều đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, công trình nghiên cứu khoa học. Người làm công tác quản lý, lãnh đạo và không trực tiếp làm công tác giảng dạy, chỉ xét về điều kiện thời gian không thôi cũng sẽ khó để hoàn thành. Bảo vệ một công trình nghiên cứu khoa học thì còn đâu nữa cho việc tập trung hoàn thành chức trách nhiệm vụ của mình.

Dư luận xã hội lâu nay đã thiếu niềm tin về công tác các bộ, về quy trình bổ nhiệm vị trí lãnh đạo. Qua việc này càng tỏ ra nghi ngại hơn về căn bệnh háo danh, ham địa vị đang ngày càng trầm trọng của không ít người trong đội ngũ cán bộ, quan chức, càng có lý do để xã hội bức xúc và dậy sóng.

Tuy nhiên, chúng ta không nên đánh đồng tất cả, bởi nếu hướng tới chữ “danh” bằng khát vọng, mưu cầu chính đáng, vì cái chung thì sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển. Cũng có những người đã là GS, PGS trước khi họ chuyển sang làm công tác quản lý.

Vấn đề là ở nhận thức. Nếu nhận thức không đúng trong việc phong học hàm học vị, về bổ nhiệm các chức danh thì sẽ tạo ra cơ chế xét duyệt chệch hướng, khác biệt với thông lệ quốc tế. Từ đó sẽ tạo ra một quy trình, tiêu chuẩn dễ dãi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực, thậm chí là trục lợi chính sách, sai phạm.  

Tôi được biết trong thực tế, sau khi được công nhận, bổ nhiệm GS,PGS không chỉ được tạo điều kiện để nghiên cứu, có phụ cấp chức danh mà quá trình nghiên cứu các đề tài, công trình khoa học cũng tốn không ít ngân sách nhà nước, chính là từ tiền thuế của dân.

Điều này hoàn toàn xứng đáng nếu đó là những công trình phục vụ cho sự phát triển nền giáo dục, khoa học, cho xã hội của đội ngũ trí thức, có thực lực, tài năng, đức độ... Thế nhưng, nếu có tư duy, nhận thức rằng chức danh GS,PGS có thể còn được xem như là một tiêu chuẩn nâng cao về trình độ để cất nhắc, đề bạt hay bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì rõ ràng căn bệnh háo danh, hám lợi ích, xem chức danh GS,PGS cao quý là một thứ trang sức để làm lộng lẫy cho hình ảnh của bản thân đã thật sự là một căn bệnh trầm kha.   

Vì danh vọng, địa vị, vì sự lộng lẫy bản thân mà đánh bóng bằng “trang sức cao cấp”, được sắm từ tiền thuế của dân thì cần phải xem lại. Đó là một sự lãng phí, tốn kém rất lớn trong bối cảnh nước ta hiện nay, lãng phí về chất xám, thời gian, tiền bạc và cả về niềm tin của người dân...

MỚI - NÓNG
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
TPO - Thời điểm này, dọc tuyến biên giới ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu qua An Giang đang trong mùa nước nổi, với mực nước cao hơn các năm trước. Nước tràn đồng, bốn bề là nước. Đây cũng là thời điểm người dân tất bật mưu sinh từ sản vật cá tôm, các loại rau cỏ "trời cho". Dù vậy, nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, không còn phong phú như trước. 
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
TPO - UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tổng quỹ đất công gồm 113 khu với tổng diện tích 22.152 ha, trong đó sẽ thực hiện đấu giá 38 khu đất với diện tích 392 ha. Riêng trong quý 4/2024, Bình Dương lên kế hoạch đấu giá 10 khu đất với tổng diện tích 8,3 ha  Những vị trí đất đấu giá có mục đích sử dụng phù hợp, các tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch.