Có nên biên soạn bộ sách giáo khoa mới thời điểm này?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chiều 31/10, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Trong đó, vấn đề giao Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm.

Tại phiên thảo luận, ĐBQH Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau) không tán thành việc giao Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK, bởi theo ĐBQH, trong Nghị quyết 88 có chủ trương là xã hội hóa việc biên soạn SGK.

Có nên biên soạn bộ sách giáo khoa mới thời điểm này? ảnh 1

ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp)

Về cơ sở thực tiễn, ĐBQH cũng cho là không phù hợp với chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK đã đạt những kết quả và đang diễn ra thuận lợi.

Đặc biệt về hậu quả, theo ĐBQH, việc này dễ dẫn đến “triệt tiêu xã hội hóa”, quay lại tình trạng độc quyền, trái với chủ trương khuyến khích xã hội hóa và đi ngược lại xu hướng quốc tế.

“Nếu đoàn giám sát có đầy đủ thông tin về chính sách SGK của các nước trên thế giới thì có thể đã không nêu lên kiến nghị này”, ông Thanh cho hay.

Phát biểu tranh luận sau đó, ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) – thành viên đoàn giám sát, cho rằng, xã hội hóa biên soạn SGK là một trong những điểm nhấn và thành công khi triển khai đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông.

Theo bà, quá trình xã hội hóa biên soạn SGK với sự tham gia của lực lượng rất lớn các nhà khoa học, nhà giáo (hơn 1.500 người). Về ý kiến đặt ra liên quan việc Bộ GD&ĐT có nên làm một bộ SGK và có trái với nghị quyết của Quốc hội hay không? Bà Hoa nhấn mạnh, Nghị quyết 88 là nghị quyết gốc và yêu cầu Bộ GD&ĐT làm một bộ SGK.

Đến năm 2020, trong kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, do sắp vào năm học mới nhưng chưa có bộ sách lớp 1 nên Quốc hội cho phép 1 SGK cho một môn thì không sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, qua giám sát, đoàn giám sát thấy vẫn rất cần thực hiện trách nhiệm của Nhà nước trong xây dựng nội dung, chương trình SGK. Bên cạnh đó, bà cũng cho rằng, cần phải có một bộ SGK để hoàn toàn chủ động trong mọi tình huống. Khi cần thiết vẫn có thể đảm bảo được đến đầu năm học mới.

Tiếp tục tranh luận lại với ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa, ĐBQH Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) cho rằng, thời điểm này không nên giao cho Bộ GD&ĐT biên soạn bộ SGK mà bộ nên tập trung nghiên cứu, lựa chọn hiệu quả các bộ SGK đã và đang sử dụng hiện tại.

Theo ĐBQH, việc biên soạn bộ SGK mới tại thời điểm này là không thực sự cấp thiết. Trên cơ sở các bộ SGK hiện tại lựa chọn bộ SGK phù hợp với năng lực giảng dạy của giáo viên, đồng thời phù hợp với năng lực học tập của học sinh từng trường, từng địa phương.

ĐBQH đoàn Lạng Sơn nhấn mạnh, việc Bộ GD&ĐT tổ chức chủ trì biên soạn 1 bộ SGK chỉ nên được thực hiện sau khi được tổng kết, đánh giá cụ thể, khách quan và khoa học.

Theo ông, điều quan trọng nhất thời điểm hiện tại phải giữ được sự tin tưởng, đồng lòng, vào cuộc của đội ngũ giáo viên, học sinh, phụ huynh và cả xã hội để đảm bảo chất lượng giáo dục.

Từ đó giảm thiểu sự bất an, gia đình, nhà trường, xã hội, cũng giảm được sự lãng phí nguồn lực xã hội.

MỚI - NÓNG
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
TPO - Ngày 11/12, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một chiếc BMW lấn làn, vượt ẩu trên đèo Dran, tỉnh Lâm Đồng húc văng xe máy xuống mương nước. Sự việc này đã khiến nhiều người bày tỏ bức xúc.
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
TPO - "Sau khi xác định được nguồn vốn, Sở Y tế sẽ trình UBND thành phố để điều chỉnh chủ trương. Nếu hoàn thành các thủ tục, được cấp nguồn vốn, chúng tôi sẽ triển khai dự án trong thời gian sớm nhất”, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ trả lời chất vấn của các đại biểu về dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ- vốn dừng thi công và "đắp chiếu" từ năm 2022 tới nay.