Chuyện nhặt nhạnh

Chuyện nhặt nhạnh
TP - 1.Cô gái bán thịt xinh xẻo, lại dịu dàng nữa, lần nào cũng ý tứ chia đôi hai lạng thịt, nửa băm, nửa cắt miếng ngon lành. Mấy hôm bão không gặp nhau, nhớ thế nào, mà cô liếc dao vào ngón tay búp măng, chảy máu. Mình tức thì đưa tay nắm chặt tay cô. Cô bình tĩnh, nói như thơ: Ôi nghề nào chẳng chảy máu anh ơi.

> Nguyễn Ngọc Tư: 'Mình thơm nắng thì khỏi cần nước hoa'
> Tháng tư và cơn mưa

2. Buổi chiều nắng lên, gọi là nắng ma, đi về nghĩa trang thành phố. Thắp hương cho mẹ, mắt ráo khô. Cô gái bên cạnh cũng thắp hương cho mẹ, mắt rớm nước. Bốn mắt gặp nhau. Khi ngồi uống nước, cô nói: Em biết anh thương mẹ lắm. Rồi cặp mắt đẹp thoắt long lanh, cứng rắn nữa. Này, anh biết 8 chữ vàng vần M chưa. Thời nay muốn sống sót là phải: Mồ mả - May mắn - Mưu mẹo - Minh mẫn.

3. Ghé quán, làm cốc sinh tố bơ. Rút tờ 500 nghìn đồng mới cứng. Cô chủ quán có cặp mắt sắc buồn đẹp lạ lùng, lắc đầu rất nhẹ. Thôi lần sau anh trả em. Nhỡ anh về quê tít mù thì sao. Anh đi đến đâu em cũng tìm được mà. Ôi, một câu nói.

4. Vào đời tưởng mình tài tất tần tật, từ lãnh đạo đến thơ văn, tán gái. Cuối cùng mới hay mình có tài nấu nướng. Nhớ Mẹ nhớ Em, ra chợ/Về nấu toàn món ăn ngon...

Cô gái bán ngao biển chắc từ vùng biển Hải Hậu lên, đeo khuyên tai vàng óng, đẹp chân quê đậm đà trong thơ Nguyễn Bính. Dặn: Anh ngâm xâm xấp với nước muối loãng cho ra hết cát nhé.

Liếc quầy thịt, chỉ miếng sườn ngon. Cô bán thịt xinh bầu bĩnh, cũng khuyên tai vàng óng. Ai dạy mà anh mua khôn vậy. Bên hàng rau tươi, mua khoanh bí xanh, dăm ngọn hành, mấy quả sấu. Cô bán rau tươi xinh như ngọn mùng tơi. Mẹ hay vợ anh dạy mà anh mua khéo thế. Sườn, ngao, bí xanh thì ngọt ngon hết xẩy. Anh nhớ cho tí gừng. Đừng cho thêm gì nữa nhé. Phải hợp, nó phá nhau là hỏng cả nồi canh. Anh biết rồi. Yêu đương vợ chồng cần trước nhất là hợp. Không thì hỏng cả cuộc đời. Nhỉ? Các em nhất loạt cười tươi hết chỗ nói. Mưa ẩm.

Tản bút của
Phan Cung Việt

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.