Chuyên gia WB nói gì về tác động TPP tới Việt Nam?

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một thách thức đối với thành công của TPP. Ảnh: Đức Huy.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một thách thức đối với thành công của TPP. Ảnh: Đức Huy.
TPO - Cho rằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giúp Việt Nam tiếp cận với nhiều thị trường vốn đóng cửa trước đây, song đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng cảnh báo,  cam kết thương mại này sẽ tạo áp lực rất lớn với các nhà sản xuất Việt Nam.  

Tạo áp lực cho sản xuất

Đánh giá về TPP, t là hiệp định tiềm năng, bởi nó mở rộng không gian kinh tế, kết nối Trung Á, Nam Á với Đông Á với các vùng khác. Không gian kinh tế lớn, khổng lồ. Từ đó, hoạt động giao thương sẽ cải thiện nhiều.

Khi được hỏi về tác động của TPP tới Việt Nam, Chuyên gia kinh tế trưởng World Bank cho hay: Rất khó để trả lời một cách chính xác bởi những chi tiết đàm phán được bảo mật rất cao. “Song về tổng thể, hiệp định này mang lại lợi ích to lớn đối với những nền kinh tế như Việt Nam”, ông Sudhir Shetty nói.

Vị này phân tích cụ thể hơn, trong vài năm trở lại đây, Việt Nam nổi lên trong khu vực với mức độ tăng trưởng xuất khẩu. Sự tăng trưởng này rõ ràng đóng góp rất lớn cho sự phát triển chung của nền kinh tế. “Tiềm năng của TPP là sẽ giúp Việt Nam tiếp cận với những thị trường trước đây còn đóng với Việt Nam, từ đó sẽ mở rộng thị trường”, vị chuyên gia kinh tế của World Bank nhìn nhận.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia kinh tế khu vực của World Bank cũng cảnh báo những thách thức Việt Nam sẽ phải đối mặt khi tham gia hiệp định.

“TPP đem đến những áp lực cho các nhà sản xuất Việt Nam do phải cạnh tranh với các nhà sản xuất khác trong cộng đồng lớn hơn nhiều so với hiện nay”, ông Sudhir Shetty đánh giá. Vị này phân tích thêm, chính áp lực đó sẽ thúc đẩy yêu cầu các nhà sản xuất phải tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu suất của nền kinh tế Việt Nam. 

“Đó là điều hết sức cần thiết cho sự tăng trưởng trong dài hạn”, Chuyên gia kinh tế trưởng World Bank khu vực Đông Á-Thái Bình Dương đánh giá.

Phụ thuộc vào cải cách

Có cái nhìn sâu hơn, Chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank tại Việt Nam, ông Sandeep Mahajan nhìn nhận: Trong 12 quốc gia ký kết TPP, Việt Nam là nước có thu nhập đầu người khá thấp và cũng có mức lương nhất thấp trong nhóm.

“Với việc tham gia TPP, Việt Nam sẽ tham gia thị trường cùng các quốc gia lớn, như: Mỹ, Nhật Bản hay Australia,… chiếm đến 40% GDP toàn cầu. Vì thế, Việt Nam có thị trường lớn hơn. Nhìn chung là khá tích cực”, ông Sandeep Mahajan nói.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng, Việt Nam có thành công với TPP hay không sẽ phụ thuộc vào quyết tâm cải cách. Sắp tới sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài di chuyển vào Việt Nam. 

Dòng vốn này sẽ vào Việt Nam thông qua TPP nếu Việt Nam giải quyết được các thách thức hiện nay. “Những thách thức đó là cải cách hệ thống ngân hàng, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. 

Các nhà hoạch định chính sách cần tạo sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư cần có vị thế như nhau. Việt Nam chưa đạt được điều này”, chuyên gia kinh tế trưởng World Bank tại Việt Nam nhìn nhận.

“Làm thế nào để thay đổi chính sách phân bổ đất đai, vốn, tín dụng để thực sự có hiệu quả để doanh nghiệp được hoạt động tốt nhất, xây dựng thị trường mạnh mẽ trong cơ chế, thể chể tốt. Đây là những điều vô cùng quan trọng”, ông Sandeep Mahajan - Chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.