Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Cơ hội nào cho Start-up và chứng khoán?

Ông Nguyễn Duy Hưng.
Ông Nguyễn Duy Hưng.
TP - Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã chia sẻ góc nhìn về thị trường chứng khoán Việt  với nhà đầu tư ngoại và phân tích xem có hội nào cho thị trường cũng như nền kinh tế. Cùng đó bày tỏ quan điểm cá nhân cũng như góc nhìn thú vị về Facebook.

Cách đây chừng hơn 1 tháng, khi thị trường rộ lên vụ hồ sơ thiên đường thuế Panama và trong danh sách người Việt có tên Chủ tịch CTCK SSI -  Nguyễn Duy Hưng, vào đúng ngày hôm đó, ông Hưng đã lên mạng lập Facebook (FB) cá nhân. 

Ông Hưng kể khi lập FB xong mới thấy TTCK mình chưa thể phát triển được vì khi chia sẻ những bài TTCK thì không ai like mấy nhưng lại toàn những lĩnh vực không phải của mình thì lại “câu lạc bộ ngàn like”. Ông Hưng bật mí: qua FB mà ông vừa mua được một doanh nghiệp rất nhỏ đang gặp khó trong làm ăn muốn bán.

Ông có nhận xét gì về thị trường chứng khoán năm nay, liệu có cơ hội cho các nhà đầu tư?

Thị trường sẽ không bao giờ có cơn mưa vàng như trước năm 2010. Năm nay là năm rất khó dự đoán, tất cả đều có những cái mới như  Chính phủ mới... Tuy nhiên, cái nhìn của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thì rất tin tưởng; đánh giá rất cao. “Bây giờ đầu tư vào Việt Nam người ta quan tâm đến những doanh nghiệp (DN) có báo cáo phát triển bền vững và có  P/E tốt (hệ số giá trên thu nhập của một cổ phiếu). 

Năm nay thị trường Đông Nam Á được đánh giá cao và Việt Nam là một trong những điểm sáng; bằng chứng là chúng tôi vừa đi huy động 1 quỹ bên châu Âu cam kết giải ngân 200 triệu USD; đồng thời đóng 1 quỹ 40 triệu USD. Đến giờ này có thể nói không còn những quỹ “khủng” lên tới 500 triệu đến 1 tỷ USD như ngày xưa nhưng chúng tôi tự hào SSI là công ty 100% Việt đi huy động được vốn ngoại tốt cho TTCK.

Nên cân đối cổ tức giữa tiền và cổ phiếu

Mùa đại hội cổ đông chỉ còn ít ngày là kết thúc với điểm nhấn nhiều doanh nghiệp vẫn cho hay “ăn nên làm ra”, tuy nhiên, chỉ cho cổ đông 'xơi' cổ phiếu  thay vì tiền mặt?

Đại hội cổ đông khi đi ra huy động vốn thì tất cả các nhà đầu tư trên thế giới đều quan tâm đến phát triển bền vững; cái người ta quan tâm nhất đó là P/E thật; dân tài chính rất là dễ để nhận ra; khi nêu vấn đề ra thì nhà đầu tư sẽ lựa chọn. Tôi thì vẫn thiên về câu chuyện khi có lợi nhuận phải cân bằng; trong quyền lợi cổ đông có 2 loại dài hạn; ngắn hạn về đầu tư; cho nên cần cân đối với cổ tức giữa bằng tiền và cổ phiếu; hoặc nếu không thì quan tâm đến giá cổ phiếu. Năm nay, SSI vẫn thực hiện chia cổ tức 10% tiền mặt cho cổ đông.

Ông có nhận xét gì về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hiện nay; thời gian qua cũng nảy sinh những câu chuyện khó khăn ví như trường hợp HAGL?

Về nền kinh tế những gì  đang diễn ra hôm nay đều đang tốt hơn năm ngoái. Tất cả những gì người ta phát ngôn đều hướng tới một tính thị trường. Tôi cũng chắc chắn cuối cùng các chỉ số  Chính phủ đưa ra sẽ đạt được. 

Ông Nguyễn Duy Hưng

Khi đi chào bán TPDN người ta quan tâm đến định mức tín nhiệm và quan tâm đến phát triển bền vững. Ở đây định mức tín nhiệm có cá nhân và báo cáo của công ty; ở Việt Nam không có chuyện đó mà định mức tín nhiệm được thông qua các tổ chức xây dựng trái phiếu; trong thị trường tài chính vấn đề đó là bán niềm tin; còn làm thế nào để xây dựng được niềm tin thì chưa có câu trả lời; Vấn đề cuối cùng thực sự là lòng tin của người đề xuất với TPDN đó, tuy nhiên trong 1 số trường hợp sẽ gắn với như thế này - ông chết tôi chết theo.

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Cơ hội nào cho Start-up và chứng khoán? ảnh 1 Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư ngoại coi là điểm đến sáng.

Câu chuyện Bộ Tài chính “đòi” cổ tức Vietinbank và BIDV; theo ông tới đây nên thế nào? Vietinbank đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước xuống 50%, có nên?

Về Bộ Tài chính, nhìn từ góc nhìn của nhà đầu tư có thể nói tôi đang cần tiền, thế thì tôi sẽ để lại đầu tư cho ông hay tôi lấy tiền làm việc khác (cổ đông thì muốn; ban điều hành lại bảo tôi muốn giữ lại). Quyết định cuối cùng vẫn là cổ đông. Của ngân hàng thì ngân hàng có quyền quyết định; ông nào cũng có lý. Đối với tôi không quan trọng ai sở hữu vì “đa sở hữu” thì tính minh bạch càng cao. Nói chung, DN không thể tự quyết định.

Start up - SSI có quỹ 100 tỷ

Năm nay Chính phủ nói nhiều về DN khởi nghiệp, vừa rồi có bàn đến kênh huy động vốn  mới cho DN Startup trên TTCK, ông thấy sao?

Ở bất cứ quốc gia nào muốn thịnh vượng phải sáng tạo nhưng cũng cần lưu ý xác suất thành công là vô cùng nhỏ; trong 1 triệu Start up thì chỉ  có 1-2% thành công lớn; còn phần lớn thì bị phá sản; hoặc chuyển giao. Tiền ở đâu không quan trọng, vấn đề là mình chấp nhận bao nhiêu trong tỷ trọng này bao nhiêu phần trăm dành cho con mình; không có 1 Start up nào ngồi vẽ một trò chơi?

Thứ hai là phải gắn với thay đổi hệ thống pháp luật. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa rồi nói rất hay về việc phải lập 1 sàn chứng khoán cho Start up; mọi người đang chuẩn hoá IPO (cổ phần hoá) cho công ty. Tuy nhiên, ở Việt Nam mình nếu muốn làm điều đó phải sửa luật chứng khoán ví như Luật đang quy định DN muốn niêm yết đầu tiên muốn phát hành phải 2 năm có lãi; còn đây mới thành lập.

Nói đến Quốc gia khởi nghiệp thì vai trò của Nhà nước rất lớn. Nếu không phải thành lập các Quỹ và có bộ lọc; Nếu Start up thành công thì phải tài trợ 80% và để thành công thì phải có ký kết giữa các tổ chức tài chính với tư nhân (những người có bộ óc khác lạ). Hiện SSI cũng có  1 quỹ 100 tỷ  đồng nhưng chưa giải ngân được, vì đâu đó chưa gặp nhau; Việt Nam có thể làm ra nhiều ý tưởng hay sản phẩm nhưng quan trọng phải gắn với thị trường...

Cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Ngay từ sáng sớm, khu vực tổ chức concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Vinhomes Ocean Park 3 đã đón một lượng lớn khán giả tập trung, háo hức chờ đến giờ check-in. Người hâm mộ đã sẵn sàng cho một bữa tiệc âm nhạc bùng nổ, “thủng nóc, bay trần, tung trời” cùng 33 Anh tài, ban tổ chức và nhà đồng đầu tư – ngân hàng Techcombank.
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.