Chính phủ báo cáo kết qủa lấy ý kiến về Luật Giáo dục sửa đổi

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sẽ báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về Luật Giáo dục sửa đổi
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sẽ báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về Luật Giáo dục sửa đổi
TPO - Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 21 –22/02/2019. Tại phiên hop này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Chính phủ báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình trình bày báo cáo ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận.

Trước đó, Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT), Thường trực Ban soạn thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đã tổng hợp góp ý từ các Sở GD&ĐT về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Theo tổng hợp này, đã có 51 Sở GD&ĐT có ý kiến với số lượng 790.868 phiếu.

Thành phần tham gia gồm cán bộ quản lý giáo dục các cấp, nhà giáo, cha mẹ học sinh và người học với 31 nội dung được đưa ra lấy ý kiến, như: Quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; quy định về hướng nghiệp và phân luồng học sinh; liên thông trong giáo dục; Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa; quy định về việc thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xác nhận hoàn thành chương trình trung học phổ…

Theo Thường trực Ban soạn thảo, số lượng đồng ý với từng nội dung tỷ lệ thấp nhất lên tới 96,5%.

Cũng tại phiên họp này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi).

Cùng với đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét Đề án tự chủ tài chính của Viện Nghiên cứu lập pháp giai đoạn 2019-2021; cho ý kiến về việc điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước của Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.