Chi phí không chính thức làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Chi phí không chính thức làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Hiện nay, theo thống kê ngoài các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, thì các doanh nghiệp trong nước đang phải tốn quá nhiều những khoản chi phí khác trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.

Những chi phí này đang làm gia tăng gánh nặng cho doanh nghiệp và góp phần làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài. Hãy cùng TS Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phân tích cụ thể hơn về vấn đề này qua bài phỏng vấn sau đây.

Xin chào TS Phan Đức Hiếu! Trước hết xin cảm ơn ông đã tham gia chương trình. Thưa ông, ông có thể phân tích rõ doanh nghiệp hiện đang phải bỏ ra những khoản chi phí nào trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ?

Thì có thể khái quát đầu tiên cái chi phí mà tôi tạm gọi là chi phí sản xuất đơn thuần đó là nhập nguyên vật liệu, xây dựng nhà máy làm ra sản phẩm hàng hóa thì tôi cho rằng hiện nay có thể xét ở mức độ nào đó thì DN Việt nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với doanh nghiệp các nước về nguồn nguyên liệu, công nghệ về tất cả các quy trình sản xuất. Nhưng ở một chừng mực nào đó, thì đấy chỉ là một phần của một của cái chi phí. Thì trong giá thành sản phầm nó còn gồm một chi phí thứ hai ta tạm gọi là chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tuân thủ pháp luật đó là chi phí làm hồ sơ, giấy tờ, xin các giấy phép, dành thời gian để tiếp đón các cơ quan nhà nước, các cơ quan thanh tra kiểm tra. Tức là tất cả các chi phí như vậy thì nếu như xết trên bình diện hiện nay các nghiên cứu mà đã có công bố thì tôi lấy ví dụ như theo báo cáo của ngân hàng thế giới thì một thời gian để chúng ta khởi sự doanh nghiệp thì chúng ta cao hơn rất nhiều so với tất cả các nước thì như vậy thời gian đó chính là chi phí của DN. Đấy là chưa kể ta tạm gọi còn có một chi phí thứ 3 nữa đó là chi phí phi chính thức mà doanh nghiệp phải trả trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan.

Chi phí không chính thức làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp ảnh 1  

Vậy thưa ông, với những khoản chi phí như thế và nhất là những khoản chi phí không chính thức nó sẽ gây ra hậu quả như thế nào cho các doanh nghiệp của chúng ta thưa ông?

Thực ra thì hậu quả đã có bằng chứng hẳn hoi. Tôi còn nhớ là tôi đã tham gia cuộc hội thảo của phòng thương mại và công nghiệp VN và nó liên quan đến kinh doanh khí gas. Trước đây chúng ta có một nghị định về kinh doanh khí gas và giờ sửa đổi trong đó nâng cao rất nhiều cái yêu cầu điều kiện tiêu chuẩn để một doanh nghiệp bán lẻ khí gas phải đáp ứng. Có nghĩa so với hiện tại thì tiêu chuẩn đó được nâng cao rất nhiều ví dụ yêu cầu về thiết bị, về số lượng bình gas... Như vậy để một doanh nghiệp hiện nay tiếp tục kinh doanh thì họ phải đầu tư một khoản tiền rất lớn để nâng cấp thiết bị. Rõ ràng là hậu quả của nó rất lớn có thể làm cho một doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh  có thể làm gia tăng sự lãng phí có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh. Và điều quan trọng nữa là nó làm cho cái sản phẩm dịch vụ của chúng ta, của doanh nghiệp VN nó kém cạnh tranh hơn nếu chúng ta kinh doanh trên thị trường thế giới. Như vậy là tác động của nó là rất rõ, rất hiển nhiên và thậm chí là rất lớn.

Chi phí không chính thức làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp ảnh 2  

Vâng bên cạnh những hậu quả như ông vừa phân tích, nhiều doanh nghiệp còn cho rằng gánh nặng chi phí đang làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh của họ. Ông có thể nói gì về vấn đề này?

Có một cái chi phí mà có lẽ là chúng ta cũng chưa bàn đến nhiều vì một phần nó rất là khó nhưng nếu nhìn ở góc độ doanh nghiệp ta gọi đó là chi phí cơ hội. Thì cái chi phí cơ hội nó đến từ đâu. Nó đến không phải chỉ là cái thời gian mà chúng ta bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính mà là đến từ sự chậm chễ trong thủ tục hành chính, cái sự thất bại trong thủ tục hành chính. Ví dụ như chúng ta nói để có một đơn hàng để có thể ký hợp đồng thì chúng ta phải xin giấy phép. Tuy nhiên sự chậm chễ trong xin giấy phép có thể khiến đối tác từ bỏ việc ký hợp đồng với chúng ta và chuyển sang đối tác khác vì họ không thể chờ đợi một cách bất định vì không biết khi nào chúng ta hoàn tất thủ tục để thực hiện ký kết các hợp đồng thì những cái chi phí đó tôi cho rằng là cũng đến lúc chúng ta phải nhận diện nó và đấu tranh với nó.

Xin cảm ơn Ông!

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/

Kính mời bạn đọc theo dõi!

MỚI - NÓNG