Châu Âu ra đòn gió để “hù” Nga?

Khí đốt luôn là vẫn đề căng thẳng giữa EU - Nga
Khí đốt luôn là vẫn đề căng thẳng giữa EU - Nga
TP - Mới đây, Cao ủy phụ trách thương mại của liên minh châu Âu (EU) Karel De Gucht tuyên bố, Mỹ phải gánh lấy trách nhiệm xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt sang châu Âu trong khuôn khổ hiệp định thương mại xuyên Đại Tây Dương.

Nếu Mỹ làm như vậy, có nghĩa là, chẳng bao lâu nữa châu Âu sẽ giảm bớt được sự phụ thuộc về năng lượng vào Nga. Tham vọng của châu Âu không phải không có cơ sở. 


Mỹ đã trở thành nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt hàng đầu thế giới nhờ những thành quả đạt được trong cuộc “cách mạng đá phiến dầu”. 

Trong vài năm gần đây các công ty dầu mỏ Mỹ đã có thể thoả mãn nhu cầu trong nước và sẵn sàng tiến ra thị trường quốc tế. Và nếu Mỹ có thể xuất khẩu dầu mỏ sang châu Âu, đây sẽ là đòn quyết định giáng vào nền kinh tế Nga vốn dựa chủ yếu vào việc xuất khẩu năng lượng.

Một trong những trở ngại lớn nhất của ý đồ nói trên là lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ được Mỹ áp dụng từ năm 1975. 

Vào lúc đó Quốc hội Mỹ buộc phải ra lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ để đối phó với việc Tổ chức các nước A Rập xuất khẩu dầu mỏ (OAPEC) quyết định ngừng cung cấp dầu mỏ cho những nước ủng hộ Israel trong cuộc xung đột với Syria và Ai Cập. 

Hồi tháng 5 vừa qua, sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - EU, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ sẵn sàng cung cấp không chỉ dầu mỏ mà cả khí đốt trực tiếp cho châu Âu để các nước EU bớt phụ thuộc vào năng lượng Nga. 

Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà phân tích, cho dù Mỹ có bãi bỏ lệnh cấm ban hành gần 40 năm trước, việc xuất khẩu năng lượng của Mỹ cho châu Âu vẫn gặp nhiều trở ngại không dễ khắc phục.

Trở ngại đầu tiên là phương tiện chuyển tải năng lượng từ Mỹ sang châu Âu. Nếu dầu mỏ có thể dùng tầu biển chuyên chở sang châu Âu thì việc chuyên tải khí đốt phức tạp hơn rất nhiều. 

Theo dự kiến, khí đốt Mỹ sẽ được hoá lỏng rồi đưa sang châu Âu theo đường biển. Nhưng hiện nay, châu Âu thực tế là không có các bến cảng cần thiết cho việc tiếp nhận lượng khí đốt đủ để thay thế khí đốt Nga. 

Trở ngại thứ hai là vấn đề giá cả. Dầu mỏ Mỹ có nguồn gốc chủ yếu từ đá phiến dầu nên giá chắc chắn sẽ cao hơn nhiều (có thể cao gấp rưỡi) so với giá dầu mỏ thông thường mà châu Âu hiện đang nhập từ Nga.

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, chắc gì các nước EU dám chấp nhận một khoản chi phí thêm không hề nhỏ chỉ để trừng phạt Nga trong khi Nga tuyên bố vẫn sẽ tiếp tục cung cấp dầu mỏ cho các đối tác châu Âu. 

Vì vậy, không ít nhà phân tích cho rằng việc châu Âu yêu cầu Mỹ xuất khẩu năng lượng để giáng đòn quyết định vào nền kinh tế Nga rất có thể chỉ là ngón “đòn gió” nhằm hù dọa Mátxcơva.

Theo Utro.ru
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.