Diệu chia sẻ thêm: “Làm nghề tay trái khiến hai vợ chồng học hỏi những kiến thức mới, khám phá thêm những khả năng của bản thân. Từ việc gần như chỉ ngồi bàn giấy, nay cả hai đều phải làm nhiều việc chân tay từ vệ sinh chai, ủ sữa chua, làm mứt, hay nhân giống cây, chở hàng hóa, lắp mái che, làm kệ để cây; đến việc tận dụng kỹ năng về chụp hình, thiết kế. Đối với một số người, đây là những việc đơn giản. Nhưng đối với tụi mình, tìm hiểu và tự tay làm được một thứ gì đó mới rất thú vị. Ban đầu, sản phẩm có thể có thể không tốt, nhưng sau những lần rút kinh nghiệm, kỹ năng ngày càng được hoàn thiện.”
Tuy nhiên, vợ chồng Diệu Trình vẫn có những lúc gặp khó khăn khi phải cân bằng giữa công việc ở cơ quan, việc kinh doanh riêng và chăm sóc tổ ấm nhỏ. Đã có lúc cả hai bị stress nhưng cuối cùng vẫn có thể cùng nhau vượt qua và cân bằng mọi thứ.
Cặp đôi Nha Trang đem vườn về phố
0:00 / 0:00
TPO - Trình (sinh năm 1982) và Diệu (sinh năm 1992) đều là những người làm văn phòng nhưng lại yêu thích thiên nhiên theo một cách rất riêng. Thay vì “bỏ phố về vườn”, hai bạn cùng nhau “đem vườn về phố” không chỉ cho gia đình mình mà còn cho nhiều gia đình khác.
Từ sở thích chung là làm vườn và chăm sóc cây cối, khi bắt tay vào xây tổ ấm, cả hai đều mong muốn tạo được không gian xanh, một khu vườn nhiệt đới cho chính ngôi nhà của mình. Mỗi tháng Trình và Diệu đều ghé các vườn cây, tìm kiếm loại cây mới và suy nghĩ sắp xếp cây cối ngoài vườn và trong nhà. Việc này giúp đôi vợ chồng trẻ giải tỏa được căng thẳng sau những giờ làm việc.
Vợ chồng Trình - Diệu và con gái
Đầu năm 2020, dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến công việc và lối sống của hai vợ chồng khá nhiều. Thay vì dành thời gian ra ngoài gặp gỡ bạn bè và du lịch như trước đây, cả gia đình ở nhà nhiều hơn, nhà cửa và vườn tược càng được chăm chút hơn. Tình yêu cây cối đã có từ trước của hai vợ chồng càng thăng hoa. Bộ sưu tập cây cối lớn dần lên khiến cho khu vườn và sân với tổng diện tích khoảng 15m2 trở nên chật hẹp. Lúc đó Trình và Diệu nghĩ đến việc chia sẻ tình yêu và cách chăm sóc cây cối đến mọi người, cũng như có thể lấy đam mê nuôi đam mê.
Sản phẩm đầu tay và cũng là sản phẩm được yêu thích của Trình và Diệu là Kokedama. Kokedama có nghĩa là "quả cầu rêu", là một nhánh trong nghệ thuật bonsai của Nhật Bản. Kokedama có hình dáng là một quả cầu đất phủ đầy rêu với một nhánh cây vươn lên. Mỗi quả cầu đất đều được nặn bằng tay, để có thể cảm nhận độ chặt của đất, và độ to nhỏ, tròn đều của mỗi quả cầu cũng không giống nhau. Kokedama còn khá lạ lẫm với người dân địa phương nên kén khách hàng. Người chơi e dè không biết sản phẩm có dễ chăm sóc hay không.
Vợ chồng Diệu Trình chăm sóc cây như những đứa trẻ, mỗi cây có vẻ đẹp và tính cách rất riêng. Để hiểu được chúng phải quan sát, tìm hiểu kiến thức và kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau. Cặp đôi chỉ chia sẻ những loại cây mà chính các bạn có thể chăm sóc tốt, nắm rõ các yêu cầu về đất trồng, ánh sáng, bệnh và cách chữa. Do đó khi cây về với chủ mới, hai bạn có khả năng tư vấn để cây vẫn có thể khỏe mạnh và phát triển. Ngoài cây cảnh, đôi vợ chồng yêu thiên nhiên còn làm sữa chua uống trái cây từ năm 2018. Khi đó, sữa chua lắc trái cây là xu hướng mới trên mạng xã hội. Diệu chia sẻ: “Từ công thức học được trên mạng, mình làm sữa chua dâu tằm cho gia đình và mời bạn bè thì nhận được nhiều lời khen. Hai vợ chồng quyết định tìm hiểu thêm một số vị trái cây khác.” Điểm khác biệt của sản phẩm là sử dụng trái cây tươi, sên chung với đường phèn để tạo vị ngọt thanh và tốt cho sức khỏe hơn đường cát. Ngoài ra, cặp đôi sử dụng chai thủy tinh giúp chất lượng sữa chua được đảm bảo, đồng thời gửi gắm thông điệp góp phần giảm rác thải nhựa dùng một lần. Nhiều bạn bè của họ tái sử dụng chai dùng trong gia đình như làm lọ cắm hoa, trang trí, đựng thực phẩm…
Tổ ấm nhiều cây xanh của cặp đôi trẻ
MỚI - NÓNG
Hơn 1,7 triệu học sinh TPHCM được nghỉ Tết thêm 2 ngày
TPO - UBND TPHCM đồng ý phương án học sinh TPHCM được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 11 ngày, tăng 2 ngày so với kế hoạch ban đầu.
Phát hiện vật thể lạ dài hàng trăm mét trôi vào bờ biển Thừa Thiên-Huế
TPO - Vào thời điểm vùng biển Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) xuất hiện gió to, sóng lớn, người dân địa phương phát hiện vật thể dài hàng trăm mét trôi dạt vào gần bờ nên báo cho lực lượng chức năng.
Lại xuất hiện cột khí cao hơn 10m ở Gia Lai, áp suất lớn đẩy cả trụ bê tông lên
TPO - Anh Tự thuê thợ tới khoan giếng, khi đạt độ sâu hơn 100m, trong lòng giếng nghe những tiếng vang lớn, nước phun lên khỏi mặt đất với áp suất lớn, tạo thành cột cao gần 10m.