Căng thẳng Anh - Trung lan sang mặt trận báo chí

Trước trụ sở đài BBC - Ảnh: Reuters
Trước trụ sở đài BBC - Ảnh: Reuters
TP - Ðài BBC trở thành mục tiêu của giới chức và mạng xã hội Trung Quốc khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên căng thẳng. Trước đó, giới quản lý báo chí Anh (Ofcom) rút giấy phép phát sóng của mạng truyền hình Trung Quốc CGTN.

Anh và Trung Quốc chỉ trích qua lại suốt mấy tháng qua vì chuyện Bắc Kinh siết chặt kiểm soát Hong Kong, quan ngại về nguy cơ an ninh mà hãng viễn thông Trung Quốc Huawei gây ra và chuyện đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tây Cương.

Ngày 4/2, Ofcom rút giấy phép của CGTN, kênh chị em của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, sau khi kết luận rằng chính quyền Trung Quốc có trách nhiệm biên tập cuối cùng đối với những nội dung trên kênh này.

Chỉ vài phút sau, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố cáo buộc BBC đưa “tin giả” về đại dịch COVID-19, yêu cầu xin lỗi và nói rằng nhà đài này đã chính trị hoá đại dịch và đăng lại những giả thuyết về chuyện Trung Quốc che giấu dịch bệnh. BBC khẳng định họ đăng tin tức một cách công bằng và không thiên vị.

Ngày 5/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân chỉ trích quyết định của Ofcom là “chính trị hoá vấn đề kỹ thuật” và cảnh báo rằng Bắc Kinh bảo lưu quyền “đáp trả cần thiết”. Trong một diễn biến khác, báo Telegraph của Anh đưa tin Anh trước đây đã trục xuất 3 gián điệp Trung Quốc có visa báo chí.

Báo chí nhà nước Trung Quốc gần đây tăng cường chỉ trích đài Anh đưa tin thiên lệch trong nhiều vấn đề, từ virus corona đến Tân Cương và Hong Kong. “Tôi rất nghi ngờ BBC đã bắt tay với các cơ quan tình báo Mỹ và Anh. Họ đã trở thành pháo đài trong cuộc chiến tranh dư luận của phương Tây chống lại Trung Quốc”, Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Hoàn cầu Thời báo, viết trên Twitter.

Phát ngôn chỉ trích của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về BBC là một trong những xu hướng dẫn đầu trên mạng xã hội Weibo ngày 5/2. “BBC không nên trở thành tập đoàn phát thanh truyền hình chuyên nói xấu”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên viết trên Twitter.

Giống như nhiều báo đài khác của phương Tây, BBC bị chặn ở Trung Quốc. Nhiều người kêu gọi trục xuất BBC để đáp trả việc rút giấy phép của CGTN. “BBC từ lâu đã có văn phòng ở Bắc Kinh, nhưng họ luôn có định kiến về ý thức hệ và đăng tải tin giả trên nền tảng của mình, cố ý phỉ báng Trung Quốc”, một người viết trên Twitter.

Tin tức của BBC về Tân Cương bị Bắc Kinh chỉ trích gay gắt sau khi đài này đăng bản tin hôm 3/2 nói rằng phụ nữ trong các trại giam dành cho người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở vùng này trở thành đối tượng bị cưỡng hiếp và tra tấn.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng tin này không có cơ sở thực tế nào. Thời báo Hoàn cầu viết trong bài xã luận đăng hôm qua rằng BBC đã “vi phạm nghiêm trọng đạo đức báo chí”.

MỚI - NÓNG
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Ngay từ sáng sớm, khu vực tổ chức concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Vinhomes Ocean Park 3 đã đón một lượng lớn khán giả tập trung, háo hức chờ đến giờ check-in. Người hâm mộ đã sẵn sàng cho một bữa tiệc âm nhạc bùng nổ, “thủng nóc, bay trần, tung trời” cùng 33 Anh tài, ban tổ chức và nhà đồng đầu tư – ngân hàng Techcombank.
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.