Cẩn trọng phân biệt sốt co giật và động kinh

Sốt cao co giật là một bệnh hay gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi từ 12 – 18 tháng), khi có đợt sốt cao, chiếm tỷ lệ khoảng 5%.
Sốt cao co giật là một bệnh hay gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi từ 12 – 18 tháng), khi có đợt sốt cao, chiếm tỷ lệ khoảng 5%.
TPO - Theo BS Đinh Tấn Phương (Trưởng Khoa Hồi sức Cấp cứu, BV Nhi Đồng 1), mỗi ngày BV tiếp nhận trên dưới 10 trường hợp sốt co giật. Trong đó 7-8 ca là những trường hợp sốt co giật lành tính, còn lại là những ca phức tạp, thậm chí là động kinh, sẽ dễ gây biến chứng nghiêm trọng về não.

Sốt co giật chính là bệnh động kinh?

Theo BS Nguyễn Quang Vinh (Khoa Nhiễm Thần kinh, BV Nhi Đồng 1), nhiều người còn lầm tưởng giữa triệu chứng co giật do sốt cao và co giật do động kinh. Thực tế, sốt cao co giật được chia làm hai nhóm: Sốt co giật lành tính (thường xảy ra ở trẻ từ 5 tháng- 6 tuổi, xảy ra co giật khi sốt quá cao, cơn co giật ngắn từ 1-2 phút và sẽ tự động hết, sau co giật trẻ tỉnh táo bình thường) và sốt co giật phức tạp( cơn co giật cục bộ, thời gian kéo dài, sau co giật bé không phục hồi được ngay lập tức). “Đối với bệnh nhân bị động kinh, ở cơn co giật đầu tiên xuất hiện khi sốt nhưng những cơn sau đó xuất hiện ngay cả khi không sốt. Bên cạnh đó, trẻ bị co giật do sốt đơn thuần có nguy cơ mắc bệnh động kinh là 21%, trong khi đó trẻ bị co giật do sốt phức tạp có đến 49% nguy cơ mắc bệnh động kinh.Vì vậy, cần phân biệt giữa bệnh nhân co giật do sốt và do động kinh để có những biện pháp can thiệp kịp thời”, BS Vinh cho biết.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ cần cẩn trọng trong việc xác định nguyên nhân co giật ở trẻ. Đặc biệt là những trường hợp co giật không có nguyên nhân (những nguyên nhân thường gặp là sốt, ói, tiêu chảy…), phần lớn đều liên quan đến các bệnh lí về thần kinh trung ương. Những bệnh lí này có thể là nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hệ thần kinh, co giật sau chấn thương não và phổ biến nhất là động kinh.

Cũng theo BS Vinh, việc chẩn đoán trẻ bị động kinh khá phức tạp, ngoài những biểu hiện lâm sàng thì BS sẽ chỉ định đo điện não ngay sau khi xảy ra co giật để chẩn đoán chính xác bệnh, tránh trường hợp nhầm lẫn với sốt co giật thông thường.

Cần xử lý như thế nào khi trẻ bị co giật và động kinh?

BS Phương cho biết đối với những trường hợp sốt co giật thông thường, cha mẹ phải theo dõi con liên tục, tránh để trẻ co giật đến tím tái. Khi xử lý tại nhà cha mẹ cần ho bé nằm đầu trên gối cao để đường thở thông thoáng, nghiêng đầu sang bên và dùng vật mềm đặt giữa hai hàm răng trẻ, cởi đồ và lau bằng nước ấm để giảm thân nhiệt cho trẻ.

“Tuyệt đối không được vắt chanh hay cho bất cứ thức ăn vào miệng khi bé đang co giật. Vì khi đó sẽ có nguy cơ dị vật hay thức ăn vào đường thở, gây tắt đường thở rất nguy hiểm cho trẻ”, BS Phương khuyến cáo.

Đối với những trường hợp bị động kinh, cần phải có phác đồ điều trị lâu dài theo chỉ định của BS . “Sau hai năm nếu kiểm tra trên kết quả điện não không thấy dấu hiệu sóng động kinh thì sẽ ngưng thuốc”, BS Vinh cho biết.

MỚI - NÓNG