Các chế phẩm từ gấc giữa vấn nạn làm giả nhãn mác

Các chế phẩm từ gấc giữa vấn nạn làm giả nhãn mác
Câu chuyện nhiều sản phẩm có nhãn mác, tên hiệu “tương tự” nhau có lẽ xảy ra nhiều nhất ở thị trường thuốc và thực phẩm chức năng. Chiết xuất từ cùng một loại nguyên liệu, nhãn mác gần giống nhau, người tiêu dùng không chú ý thì khó mà phân biệt.

Theo đánh giá của Hiệp hội Bản quyền thế giới, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng và nhãn hiệu hàng hóa ở nước ta đã đến mức báo động. Gần như không còn mặt hàng dân dụng nào là không bị làm nhái, từ xe máy, hàng điện tử, điện lạnh, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thực phẩm…

Một sản phẩm có tới hàng chục sản phẩm “tương tự”

Ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, thực trạng hàng giả hàng nhái và vi phạm sở hữu nhãn hiệu đang tiếp tục gia tăng và ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của Việt Nam. Các mặt hàng tiêu thụ nhiều, có giá trị cao thì thường bị làm giả như: dược phẩm, mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp… Quy mô và tính chất rất nghiêm trọng, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi…

Lấy ví dụ ở thị trường thực phẩm chức năng, chúng ta hiện nay ai cũng biết công dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe từ củ nghệ, quả gấc, củ tỏi, gừng… Cũng đã có rất nhiều các chế phẩm từ các nguyên liệu này đã ra đời, phục vụ từng nhu cầu nâng cao sức khỏe riêng biệt của mỗi người. Tuy nhiên, việc nhãn mác của nhiều sản phẩm “tương tự” nhau gây nên sự nguy hại lớn trước hết cho người tiêu dùng.

Các chế phẩm từ gấc giữa vấn nạn làm giả nhãn mác ảnh 1
 

Chia sẻ thực tế ở doanh nghiệp mình, ông Nguyễn Công Suất, GĐ Công ty Chế biến Dầu thực vật và Thực phẩm Việt Nam (VNPOFOOD) chia sẻ: "Chúng tôi sản xuất dầu gấc Vinaga. Sau khi ra đời 3 - 4 năm thì có rất nhiều hàng giả, hàng nhái. Họ chỉ thêm bớt chính tả vào tên thương hiệu trong khi vẫn giữ nguyên font chữ, màu sắc bao bì… Theo chúng tôi ghi nhận được, hiện nay đã có tới hàng chục loại chế phẩm từ gấc “nhái” tương tự sản phẩm của chúng tôi, dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng".

Những năm gần đây, tình trạng làm giả, nhái nhãn mác ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thực tế các doanh nghiệp ở nước ta chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Số doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam chưa nhiều, dù hiện nay thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước đã rất cởi mở, lệ phí thấp... Điều này dẫn đến một thực tế, chỉ đến khi doanh nghiệp bị xâm phạm nhãn hiệu, họ mới nhận thức được giá trị của nhãn hiệu.

Cẩn trọng lựa chọn các chế phẩm từ gấc

Trước tình trạng đó, tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua trở thành một kỹ năng cần có của người tiêu dùng thông thái. Đặc biệt là khi mua thuốc hay thực phẩm chức năng, không chỉ đọc kỹ thông tin trên bao bì, nhãn mác để mua đúng sản phẩm từ các công ty uy tín, bạn cũng nên hiểu rõ về các thành phần, tỷ lệ, hoạt chất có trong sản phẩm… Bởi thành phần chính khác nhau, tỷ lệ các hoạt chất khác nhau… sẽ dẫn đến những tác dụng khác nhau đối với cơ thể. Nhiều khi, mua sai sản phẩm đồng nghĩa với tiền mất, tật mang.

Chẳng hạn, bạn là nhân viên công sở và đang có nhu cầu bổ sung vitamin A chữa khô mắt, mờ mắt… Khi ra tới hiệu thuốc, bạn sẽ được giới thiệu rất nhiều các chế phẩm từ gấc. Gấc là thứ quả có nhiều ở Việt Nam, thường được dùng để nấu xôi, ăn có vị rất ngọt và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Ngoài ra, chúng ta cũng biết gấc còn là vị thuốc rất quý trong dân gian. Từ quả, hạt, rễ và tinh dầu chiết xuất từ gấc đều có thể chế nên những thứ thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Theo nghiên cứu ở Mỹ, gấc có hàm lượng Betacaroten - Lycopen cao gấp 15 lần củ cà rốt và 70 lần quả cà chua. Các nguyên tố vi lượng từ tinh dầu gấc có khả năng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể, sáng mắt, chống lão hóa, nhất là phòng, chống hữu hiệu các chất độc hóa học đi-ô-xin, thuốc trừ sâu... Các nhà khoa học đầu ngành về dinh dưỡng và nội tiêu hóa trên thế giới đánh giá cao, họ gọi trái gấc Việt Nam là "loại quả đến từ thiên đường". Đặc biệt gần đây, trong một số nghiên cứu của Mỹ được công bố, các hợp chất trong dầu gấc có khả năng làm vô hiệu hóa tới 75% các chất gây ung thư, lại không hề có tác dụng phụ về thuốc. 

Tuy nhiên, nếu bạn mua nhầm những sản phẩm cũng chiết xuất từ gấc nhưng không phân tách được hàm lượng Beta Caroten, Lycopen… theo đúng quy trình khoa học, thì những sản phẩm bạn mua có thể chẳng giúp ích gì cho sức khỏe. Tệ hơn nữa, nếu đó chỉ là những sản phẩm “giả” gấc mà thực tế là pha trộn thêm chất tạo màu, thì còn có hại cho cơ thể.

Các chế phẩm từ gấc giữa vấn nạn làm giả nhãn mác ảnh 2
 

Để có được những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, đòi hỏi sản phẩm chiết xuất từ gấc phải được ứng dụng phương pháp trích ly hiện đại để hạn chế thất thoát hàm lượng Beta Caroten và Lycopen. Trong đó, phương pháp trích ly mà thương hiệu dầu gấc Vinaga đang sử dụng đã đưa ra những thông số tối ưu, hiệu suất cao hơn so với các phương pháp trích ly khác khoảng 16%. Phương pháp trích ly này thu được hàm lượng Beta Caroten: 186 mg/100mL, Lycopene: 518 mg/100 mL, hiệu suất lên tới 86%.

Như vậy, có thể thấy mặc dù sự đáp ứng về bổ sung chất dinh dưỡng có thể có hiệu quả căn cứ vào hàm lượng hoạt chất có trong mỗi chế phẩm đã được bán ra thị trường, nhưng chất lượng sản phẩm còn tùy thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất của mỗi công ty, nhà máy. Vấn đề này có ảnh hưởng đến kết quả sử dụng sản phẩm, do đó đòi hỏi người tiêu dùng phải tinh mắt khi nhìn bao bì nhãn mác, hiểu rõ khi đọc thông tin sản phẩm, từ đó mà chọn đúng, dùng đúng. 

Một số giải pháp cần làm ngay

Hiện nay, những thế lực làm hàng giả, hàng nhái rất hiểu luật. Họ không dại gì làm sản phẩm y hệt vì sẽ bị xử phạt rất nặng, nhưng họ có thể lách luật bằng việc thay đổi cấu trúc nhãn hiệu để làm giả. Trong khi đó, chúng ta có đầy đủ các bộ luật, chính phủ cũng rất quyết tâm trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Có lẽ cái chúng ta thiếu là thực tế thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Để chấm dứt tình trạng hàng nhái nhãn hiệu, theo ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng cục quản lý cạnh tranh, cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Vấn đề đầu tiên của cơ quan quản lý nhà nước là vấn đề nhận thức, các doanh nghiệp cũng phải nhận thức để xử lý được vấn đề này như thế nào, người tiêu dùng nhận thức được những tác hại khi dùng hàng giả hàng nhái.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, cần làm tốt công tác rà soát bổ sung cơ chế chính sách phòng chống hàng giả hàng nhái, luật pháp bảo vệ doanh nghiệp, người tiêu dùng. Chính phủ đã ban hành cơ chế phối hợp nhưng cần phải làm quyết liệt hơn nữa về phối hợp chuyên ngành. Tăng cường phối hợp cả trong chính sách, tuyên truyền và cả xử lý các vụ việc vi phạm.

Đối với doanh nghiệp, cần phải làm tốt chiến lược đầu tư, cải tiến mẫu mã, giá cả phù hợp. Mỗi doanh nghiệp cần phải tự bảo vệ mình bằng cách đăng ký bảo hộ thương hiệu, tăng cường việc truyền thông tới người tiêu dùng những đặc điểm nhận biết của thương hiệu mình… Đồng thời, các doanh nghiệp cần sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng về vấn đề hàng giả hàng nhái để khi phát sinh là có thể xử lý kịp thời ngay.

Nhiều chuyên gia kiến nghị, về lâu dài, phải xây dựng tòa án xử những vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ. Về phía doanh nghiệp phải coi thương hiệu, nhãn hiệu là tài sản của chính mình. Thực tế, Bộ Khoa học Công nghệ đã có chương trình phát triển quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp từ 2016 - 2020. Trong chương trình này, các hiệp hội đóng vai trò cầu nối trong việc trợ giúp doanh nghiệp nâng cao kiến thức pháp luật, xây dựng thương hiệu.

Ngày 23/11, ấn phẩm Tư vấn Tiêu & Dùng thuộc Thời báo Kinh tế Việt Nam, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức Tọa đàm truyền thông:“Tiềm năng phát triển các sản phẩm từ gấc trước vấn nạn vi phạm nhãn mác hàng hóa”.

Tham dự tọa đàm có Giáo sư Nguyễn Lân Hùng; PGS.TS. Hoàng Thị Lệ Hằng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả Việt Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT; Ông Nguyễn Văn Bảy, Trưởng Ban Pháp chế, Cục Sở hữu trí tuệ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sở hữu Trí tuệ; Ông Nguyễn Đắc Lộc, Chi Cục phó Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội; Ông Mạc Quốc Anh, Phó CHủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội DN Nhỏ và vừa TP Hà Nội; TS. Nguyễn Hoàng, Chuyên gia nghiên cứu về dược liệu; Ông Đỗ Nguyên Khôi, Giám đốc thương hiệu, Công ty Richard Moore Associates; Ông Nguyễn Công Suất, Giám đốc Công ty chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam (VNPOFOO

MỚI - NÓNG