Bước ngoặt mới trong hợp tác giữa TP Hồ Chí Minh và Tây Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
TP - Với lợi thế, tiềm năng vốn có, TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên cùng nhau ký bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội.

Trong 2 ngày 24-25/8 tại thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông), UBND TPHCM phối hợp UBND các tỉnh vùng Tây Nguyên tổ chức Hội nghị thảo luận, thống nhất Kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và giai đoạn 2024-2025.

Bước ngoặt mới trong hợp tác giữa TP Hồ Chí Minh và Tây Nguyên ảnh 1

Ông Hồ Văn Mười - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chia sẻ về tiềm năng, lợi thế của địa phương

Tại đây, TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên thống nhất nhiều nội dung hợp tác thời gian tới như: Thống nhất các sự kiện do UBND TPHCM chủ trì, các đơn vị trực thuộc UBND thành phố phụ trách thực hiện, bao gồm 8 sự kiện tổ chức tại TPHCM và 8 sự kiện tổ chức tại các tỉnh vùng Tây Nguyên. Các nội dung, hoạt động hợp tác song phương 5 tỉnh vùng Tây Nguyên và TPHCM sẽ được triển khai trên 7 lĩnh vực chính: Nghiên cứu khoa học, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển các mô hình chuỗi liên kết, chuỗi giá trị nông sản, đa dạng hóa kinh tế nông thôn; đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực; phát triển du lịch nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển các dịch vụ…

Phát biểu tại hội nghị, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, việc triển khai Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh vùng Tây nguyên nhằm chuyển hóa tiềm năng, lợi thế của các bên thành giá trị cụ thể, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; tạo cầu nối để doanh nghiệp liên kết, hợp tác với nhau; thúc đẩy hợp tác công - tư trên nguyên tắc cùng có lợi...

Trước đó, TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên đã có nhiều chương trình hợp tác phát triển kinh tế, xã hội và đạt nhiều kết quả lớn trên tất cả các lĩnh vực: Đầu tư, xúc tiến thương mại; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; văn hóa, du lịch; y tế; giáo dục, thông tin truyền thông…

Giai đoạn 2010-2021, các tỉnh Tây Nguyên đã thu hút 275 dự án đến từ các nhà đầu tư TPHCM, tổng vốn đăng ký hơn 82.000 tỷ đồng. Trong đó, dẫn đầu là Lâm Đồng thu hút 146 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 23,3 nghìn tỷ đồng; Đắk Lắk 50 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 6 nghìn tỷ đồng; Gia Lai 43 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 50 nghìn tỷ đồng; Đắk Nông 27 dự án, tổng vốn đăng ký gần 2 nghìn tỷ đồng; Kon Tum 9 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 542 tỷ đồng.

Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh cho hay, địa phương nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của khu vực Tây Nguyên, có Quốc lộ 14 nối TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ với các tỉnh Tây Nguyên.

Đặc biệt, Đắk Nông có lợi thế rất lớn về bô xít, chiếm khoảng trên 60% trữ lượng cả nước, rất có tiềm năng nên định hướng sẽ kêu gọi đầu tư vào các ngành kinh tế hỗ trợ theo bô xít và điện phân nhôm.

Ngoài ra, Đắk nông cũng có lợi thế rất lớn để phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời. Do đó, ông mong muốn TPHCM và các tỉnh Tây Nguyên cùng nỗ lực, vượt khó, liên kết phát triển kinh tế ngày càng lớn mạnh.

MỚI - NÓNG