Bi hài thưởng Tết, chia cổ tức DN bất động sản

Nhiều DN bất động sản không dám nghĩ tới thưởng Tết vì còn nợ lương nhân viên (ảnh minh họa)
Nhiều DN bất động sản không dám nghĩ tới thưởng Tết vì còn nợ lương nhân viên (ảnh minh họa)
TP - Bất động sản (BĐS) đóng băng, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, nợ lương công nhân vài tháng, nên nhắc đến thưởng Tết, lãnh đạo xua tay. Cổ đông được gợi ý nhận cổ tức bằng căn hộ, đất nền...

> Cổ phiếu BĐS: Có còn là "điềm báo" cho nhà đất?

Nhiều DN bất động sản không dám nghĩ tới thưởng Tết vì còn nợ lương nhân viên (ảnh minh họa)
Nhiều DN bất động sản không dám nghĩ tới thưởng Tết vì còn nợ lương nhân viên (ảnh minh họa).
 

Teo tóp thưởng Tết

Từ khoảng giữa năm 2011, thị trường BĐS đóng băng, việc không bán được hàng lại phải chịu lãi vay lên tới 24% khiến nhiều doanh nghiệp (DN) đứng trên bờ vực phá sản. Một giám đốc công ty có dự án tại Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội) phải cầm cố 2 căn nhà trị giá 2 triệu USD tại Ciputra để vay ngân hàng triển khai dự án.

Thậm chí, vị này còn bán cả xe sang lâu nay dùng để đi ngoại giao để lấy ra 7 tỷ đồng đầu tư cho dự án. Vị này chia sẻ: “Đang đau đầu vì không biết xoay đâu ra tiền để triển khai tiếp, đến thời điểm này chỉ bán được 40% tổng số căn hộ, đến hạn đóng tiền tiếp nhưng khách hàng không chịu đóng nên chủ đầu tư chỉ còn nước phá sản vì phải è cổ ra trả lãi ngân hàng”.

Nói đến chuyện thưởng Tết, vị giám đốc xua tay: “Chắc năm nay không có thưởng Tết cho nhân viên”. Vị này cho biết đã nợ lương nhân viên 2 tháng, đến Tết lo trả được 2 tháng lương cũng là cố gắng lắm.

Nhiều nhân viên tại công ty này đang bàn nhau sang năm tìm việc mới. “Tôi làm cố để lấy 1 tháng lương cuối và 2 tháng lương công ty nợ chứ thừa hiểu công ty không còn tiền để lo nổi cái Tết bèo cho nhân viên”, một nhân viên cho hay.

Cố gắng lo Tết cho nhân viên đỡ tủi là mục tiêu mà Cty Cổ phần Coma 18 đang tính toán. Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Tổng giám đốc Coma 18, cho biết, hiện công ty vay ngân hàng hơn 100 tỷ đồng với lãi suất 20%, trong khi tại dự án Westa (Nguyễn Trãi, Hà Đông) chỉ bán được một nửa số căn hộ và hiện rất khó bán. “Năm ngoái, có những cán bộ lương cao tính ra thưởng Tết được gần 40 triệu, còn người thấp nhất cũng được 10 triệu. Còn năm nay chắc chắn sẽ thấp hơn năm ngoái”, ông Phong nói.

Ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Cty Địa ốc Đất Lành, cho hay, người miền Nam thường coi trọng thưởng Tết hơn người Bắc, bởi dân lao động xây dựng miền Nam là người tứ xứ nên họ mong thưởng Tết để có một khoản về quê lo Tết cho gia đình.

“Tôi biết có nhiều DN miền Nam đầu tư phân khúc chung cư cao cấp chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, nên nay chết đứng, lãi quá hạn làm họ đứng ngồi không yên, nợ lương nhân viên đến 3 tháng không trả thì năm nay từ giám đốc đến nhân viên coi như mất Tết”, ông Đực nói.

DN của ông Đực chỉ tính toán mức thưởng Tết tháng lương thứ 13 cho nhân viên, giảm một nửa so với năm ngoái, đồng thời phải cắt phần thưởng doanh số bán hàng, bình bầu nhân viên xuất sắc.

Trả cổ tức bằng căn hộ, đất nền

Ông Lê Huy Lân - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Coma 18, cho biết. Từ đầu năm, chúng tôi đặt ra mục tiêu chia cổ tức 10% nhưng xem ra khó thực hiện được, vì kết quả kinh doanh không tốt.

Một DN có tiếng trên thị trường BĐS với đủ loại phân khúc từ BĐS nghỉ dưỡng cho tới nhà giá rẻ ngậm ngùi cho biết, năm nay chỉ có thể duy trì mức chia cổ tức 12%.

Cổ đông của Cty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8 ( CIC 8 - Bộ Xây dựng) sốc khi Cty này đưa ra hai phương án chia cổ tức cho năm 2010: Trả cổ tức bằng căn hộ, đất nền cho cổ đông tại các dự án: Cao ốc Xanh (quận 9, TP HCM). Metro Tower (huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương)... Trường hợp cổ đông không nhận sản phẩm, CIC8 sẽ trả cổ tức cho cổ đông trong thời hạn 12 tháng, từ tháng 1 đến tháng 12-2012, với lãi suất 2%/tháng.

Ông Huỳnh Hữu Phước, Chủ tịch HĐQT Công ty CIC8, giải thích: “Do thị trường BĐS đang rơi vào tình trạng khó khăn toàn diện, nhiều sản phẩm của CIC8 chưa bán được, nên mong muốn các cổ đông chia sẻ khó khăn với công ty”. Nhiều DN lo lắng, sang năm 2012, tình hình còn bi đát hơn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.