Khi ngôi mộ pharaoh Tutankhamun được phát hiện gần 100 năm trước ở sa mạc Ai Cập, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một con dao găm bọc vàng nằm bên cạnh đùi phải xác ướp vị vua trẻ trẻ tuổi.
Con dao dài 34.2cm, có phần chuôi được bọc vàng, chạm khắc hình hoa và đầu của một con chó rừng. Tuy nhiên, kì lạ là, sau hàng ngàn năm được chôn cất, lưỡi dao không hề có dấu hiệu bị gỉ sét.
Cận cảnh con dao quý của vua Tutankhamun.
Con dao được đặt cạnh xác ướp trong quan tài của vị vua trẻ tuổi.
Nhằm giải đáp bí ẩn này, các nhà nghiên cứu đến từ Bảo tàng Ai Cập (Cairo), Đại học Bách khoa Milan và Đại học Pisa đã sử dụng công nghệ quét bằng tia X để kiểm tra các thành phần kim loại tạo nên lưỡi dao ngàn năm không gỉ này. Kết quả cho thấy trong lưỡi dao có nồng độ Niken cao cùng phốt pho và coban.
Sau khi phân tích, các nhà khoa học nhận ra rằng thành phần hóa học của lưỡi dao giống với một thiên thạch có tên Kharga, được tìm thấy vào năm 2000 trên cao nguyên Maras Matruh ở Ai Cập.
Lăng mộ vua Tutankhamun ở Thung lũng các vị vua.
Từ đó, họ đưa ra kết luận rằng: lưỡi dao của vua Tutankhamun được làm từ thiên thạch sắt. Và người Ai Cập cổ đại cũng thường xuyên sử dụng thiên thạch sắt để sản xuất các vật dụng. Họ coi rằng các thiên thạch sắt là “sắt của trời ban”.