TPO - Bến xe Miền Đông mới khởi công từ tháng 4/2017 từng được kỳ vọng sẽ đưa vào sử dụng dịp Tết Nguyên đán 2018. Thời gian dự kiến tiếp theo là quý 1/2019 rồi ngày 15/8/2019 nhưng đến nay vẫn chưa biết ngày nào mới đưa vào khai thác.
Bến xe Miền Đông mới nằm ở quận 9, TPHCM có tổng diện tích 16ha với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng.
Chủ đầu tư dự án bến xe Miền Đông mới là Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (Samco).
Theo kế hoạch, TPHCM sẽ di dời các tuyến vận tải hành khách cố định từ bến xe Miền Đông hiện hữu (quận Bình Thạnh) ra bến xe Miền Đông mới.
Theo kế hoạch ban đầu, dự án bến xe Miền Đông mới đã trễ hẹn gần 2 năm.
Tuy nhiên, hiện tại bến xe Miền Đông vẫn còn là một công trường ngổn ngang.
Do đó, sẽ tạm hoãn việc khai trương bến xe Miền Đông mới cho đến khi dịch COVID-19 kết thúc.
Trong thời gian này, TPHCM yêu cầu Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường khẩn trương xem xét, giải quyết các thủ tục pháp lý liên quan đến bến xe Miền Đông mới. Cụ thể, hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, ký hợp đồng thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên khu đất tại dự án bến xe Miền Đông mới.
Trong giai đoạn 1, sẽ có 29 tuyến vận tải hành khách cố định có cự ly từ 1.100km trở lên (từ Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc) sẽ phải di dời ra bến xe Miền Đông mới.
Trung bình có khoảng 40 chuyến/ngày xe khách hoạt động tại bến xe mới. Bên cạnh đó, nhiều tuyến xe buýt trợ giá (số 55, 76, 150) và không trợ giá (số 602, 611) được bố trí để phục vụ hành khách. Dự kiến có khoảng 80 chuyến xe buýt/ngày phục vụ khách ra vào bến xe.
Giai đoạn 2, di dời tiếp 85 tuyến xe khách cố định từ Huế trở vào miền Trung, Đồng Nai, Lâm Đồng, khu vực miền Tây và các tuyến liên vận quốc tế.
Dù đã trễ hẹn gần 2 năm, nhưng ngoài việc pháp lý chưa hoàn thiện, dự án bến xe Miền Đông vẫn còn ngổn ngang, chưa thi công hoàn thiện.
Phía sau bến xe Miền Đông, hướng đường Hoàng Hữu Nam và đường số 13 vẫn còn một số ngôi nhà trống, chưa được phá dỡ.
Phía trước cổng chính của bến xe Miền Đông vẫn còn ngổn ngang vật liệu, các hệ thống xe cẩu, xe ủi để xây dựng cầu vượt, đường chui và cầu bộ hành (vượt tuyến chính quốc lộ 1) phục vụ hành khách.
Trước đó, UBND TPHCM giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, các cơ quan, đơn vị có liên quan làm việc cụ thể với Samco và chủ đầu tư các dự án xung quanh khu vực bến để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành hệ thống các công trình liên quan.
Sau khi đi vào hoạt động, Sở Giao thông Vận tải TPHCM tổ chức lựa chọn, đặt hàng đơn vị vận tải cung ứng dịch vụ tuyến xe buýt kết nối giữa bến xe Miền Đông hiện hữu và bến xe Miền Đông mới.
Cho đến bây giờ, vẫn không ai biết khi nào bến xe miền Đông mới sẽ đi vào hoạt động.
TPO - Đang trên đường vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam để tiêu thụ, đối tượng Và Xìa Súa (SN 1966, trú huyện Quế Phong, Nghệ An) đã bị lực lượng chức năng khống chế, bắt giữ.
TPO - Từ năm 2019 đến nay, dù không được cấp phép sản xuất mỹ phẩm, H. vẫn đặt in bao bì, mua kem nền không rõ nguồn gốc về sang chiết, đóng gói dưới thương hiệu riêng.
TPO - Ngày 23/6, Bộ Chỉ huy quân sự (Bộ CHQS) tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh. Dự chủ trì hội nghị có đồng chí Trần Quốc Cường - Bí thư Tỉnh uỷ, Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân - Phó Tư lệnh Quân khu 2, cùng các cơ quan quân khu, các ban, ngành của tỉnh và Bộ CHQS tỉnh.