Khi nói tới mùi cơ thể, nhiều người thường cho rằng đàn ông có những mùi đặc trưng riêng để khẳng định giới tính của mình.
Tuy nhiên, bác sĩ Lạc Thiên Quýnh đến từ bệnh viện Nam Kinh (Trung Quốc) lại khẳng định việc phái mạnh xuất hiện mùi lạ rất có thể là dấu hiệu báo trước của tuổi già hoặc biểu hiện của bệnh tật.
Hàng loạt các nghiên cứu y khoa của Mỹ và Nhật Bản đã chỉ ra rằng đến một độ tuổi nhất định, khi các cơ quan trong cơ thể có dấu hiệu bị lão hóa, đàn ông sẽ phát ra thứ gọi là "mùi của người già".
Bên cạnh đó, khi gặp các vấn đề bất ổn về sức khỏe, cơ thể nam giới cũng tiết ra một số mùi tương đối khó ngửi. Dạng mùi này xuất hiện không hề liên quan tới tuổi tác. Đó chính là dấu hiệu báo trước của bệnh tật.
Đầu có mùi – nội tiết tố không ổn định
Những tình trạng bất thường ở da đầu như tiết nhiều dầu, rụng tóc…đều có mối quan hệ nhất định với quá trình bài tiết androgen trong cơ thể nam giới.
Nếu hormone này được tiết ra quá nhiều, da đầu sẽ bị thúc đẩy bài tiết nhiều dầu, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn chân tóc, thu hút bụi bẩn,sinh ra gàu và mùi khó chịu.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng "da đầu dầu" và hói đầu ở nam giới.
Cách gội tốt nhất là sử dụng nước ấm để xả tóc và dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng da đầu.
Lưu ý: Tránh việc "gãi" da đầu bằng móng tay, vì hành động này có thể gây ra trầy xước, khiến các tuyến bã nhờn càng tăng cường hoạt động.
Đặc biệt, các quý ông tuyệt đối không nên sử dụng xà phòng hoặc dầu gội quá mạnh để đối phó với tình trạng tóc nhờn.
Những hóa chất trong các loại dầu gội này có thể khiến da đầu hư tổn, đẩy nhanh tốc độ bài tiết dầu, khiến đầu càng trở nên nhiều dầu và hôi hơn.
Hơi thở hôi
Đại đa số chúng ta đều cho rằng, hơi thở có mùi xuất phát từ viêm miệng hoặc sâu răng. Trên thực tế, các bệnh về răng miệng không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới tình trạng này ở nam giới.
So với phụ nữ, đàn ông thường có tần suất hôi miệng nhiều hơn. Điều này bắt nguồn từ các loại bệnh bên trong dạ dày, phổi, đường ruột, gan và một số cơ quan khác.
Ngày nay, nam giới phải chịu những áp lực rất lớn từ công việc và gia đình. Đặc thù công việc và tần suất làm việc đã khiến chế độ sinh hoạt, đặc biệt là chế độ ăn uống bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Điều này sẽ kéo theo hàng loạt các căn bệnh về đường tiêu hóa, hô đường hô hấp như tỳ vị hư tổn, khó tiêu, táo bón, đờm phổi… Những căn bệnh này đều có thể khiến hơi thở của họ mang theo mùi hôi khó chịu.
Cùng với đó, những thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc, thức khuya… còn gây hư tổn nghiêm trọng cho gan. Công năng gan bị suy yếu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng.
Từ những nguyên nhân trên, các quý ông cần phải "hốt thuốc đúng bệnh" để trị liệu dứt điểm tình trạng này. (Ảnh: nguồn internet).
Nếu hôi miệng xuất phát từ các bệnh về nha khoa, nam giới cần đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng, thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế.
Không chỉ vậy, nhiều vấn đề ở khoang miệng xuất phát từ tình trạng nóng trong, thấp tà, ta cũng nên chú trọng vấn đề "khử thấp", "hạ hỏa".
Trong trường hợp hôi miệng bắt nguồn từ đường tiêu hóa, các quý ông cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, tăng cường ăn nhiều các thực phẩm thô, chất xơ, thức ăn có hàm lượng calo thấp, tránh ăn tối quá muộn.
Bên cạnh đó, để cải thiện hệ tiêu hóa và trị dứt điểm hôi miệng, các chuyên gia Trung Y đưa ra lời khuyên: người bị "hỏa vượng" nên uống một cốc trà hoa cúc mỗi ngày.
Hôi nách – tuyến bài tiết hoạt động quá "năng suất"
Đối với nam giới, nguyên nhân dẫn đến hôi nách chủ yếu là do tuyến bài tiết apocrine (chủ yếu phân bố ở vùng nách, vùng kín và ngực).
Apocrine tiết ra một loại chất lỏng gồm bã nhờn và protein. Đây chính là nguồn cung cấp thức ăn nuôi dưỡng các vi khuẩn trên bề mặt da.
Lượng mồ hôi do tuyến apocrine tiết ra càng nhiều, vi khuẩn càng phát triển mạnh, mùi hôi sẽ càng "nặng" hơn. (Ảnh minh họa).
Ngày nay, lăn khử mùi chính là phương pháp ngăn mùi phổ biến được nữ giới và cả nam giới ưa chuộng.
Bên cạnh đó, các quý ông cũng cần lưu tâm tới vấn đề vệ sinh cá nhân, nên tắm vòi sen sau khi vận động mạnh để hạn chế việc vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Trong trường hợp mùi hôi quá trầm trọng, nam giới nên cân nhắc tới vấn đề phẫu thuật để lấy loại bỏ dứt điểm tình trạng này.
Hôi chân - dấu hiệu của vệ sinh kém hoặc nấm mốc
Tuyến mồ hôi trên chân tiết ra quá nhiều, chân bị nấm, giày kém vệ sinh, thường xuyên đi tất… là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng hôi chân ở nam giới.
Để hạn chế mùi hôi ở bộ phận này, nam giới nên rửa chân kỹ càng hằng ngày, thường xuyên thay tất. Nếu mùi quá "nặng", các quý ông nên thử liệu pháp ngâm chân vào giấm để cải thiện tình hình. (Ảnh minh họa).
Cùng với đó, giày dép cũng cần được thường xuyên làm sạch từ trong ra ngoài, phơi nắng, để ở nơi thoáng mát để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nảy nở.
Lưu ý: Thường xuyên đi một đôi giày liên lục không phải là lựa chọn thông minh. Các quý ông nên chuẩn bị ít nhất 2 đôi giày, các tốt nhất là mỗi ngày đi một đôi khác nhau.