Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia

TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định công nhận 29 bảo vật quốc gia, trong đó có trống đồng Sao Vàng - chiếc trống đồng Đông Sơn được cho là có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam. 
Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 1
Trống đồng Sao Vàng thuộc văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.000 năm cách ngày nay) được công nhận bảo vật quốc gia ngày 18/1. Trống đồng thuộc loại I Heger muộn, có chiều cao 86 cm, đường kính mặt 116 cm. Đến nay, đây được xem là chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam, được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 2
Mặt trống đồng có một ngôi sao 12 tia ở chính giữa. Kế tiếp là các vành đồng tâm trang trí hoa văn dạng chữ N, vòng tròn kép, vạch ngắn song song, trám lồng, hồi văn ô trám… Hệ thống hoa văn trang trí trên trống đồng Sao Vàng mang những nét tương đồng với các trống đồng Đông Sơn cùng thời kỳ, phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của người Việt cổ.
Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 3

Cảnh sinh hoạt được thể hiện trên mặt trống qua hình tượng người hóa trang xen kẽ bốn ngôi nhà sàn mái cong, mái rủ. Một đường vành trang trí hình chim lạc xoay ngược chiều kim đồng hồ. Diềm ngoài của mặt trống đính 4 tượng cóc nổi ngược chiều kim đồng hồ. Phía trên tang trống có các vành trang trí hoa văn vòng tròn, vạch ngắn. Trống có hai đôi quai kép trang trí nổi văn hình bông lúa. Chân trống không có hoa văn trang trí.

Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 4

Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa) - thời Lê trung hưng niên đại 1732 được lưu giữ tại Khu di tích Cổ Loa, thuộc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội - được công nhận bảo vật quốc gia ngày 18/1.

Đôi rồng được chạm trên một khối đá nguyên, với thân hình khỏe khoắn, qua những khúc uốn to, mập mạp, chắc khỏe, phủ kín bằng lớp vảy đến tận đuôi. Hai bên thành bậc có cấu trúc và hoa văn trang trí tương đối giống nhau. Bộ thành bậc đền Cổ Loa niên đại 1732 là bộ thành bậc duy nhất trên cả nước gắn với di tích nổi tiếng, thờ Đức vua An Dương Vương - vị vua lập nên nhà nước Âu Lạc, thế kỷ 3 TCN.

Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 5

Bộ sưu tập cột kinh Phật thời Đinh thế kỷ X được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Bình đều được tạo từ chất liệu đá xanh, gồm chân tảng, chân đế, thân cột, thớt đệm, đài sen và búp sen. Các phần được ghép với nhau bằng ngõng, mộng, dựng thẳng đứng, không sử dụng chất kết dính. Trên các mặt cột kinh khắc minh văn chữ Hán…
Cho đến nay, đây là nguồn sử liệu thành văn duy nhất được lập dưới triều Đinh còn hiện diện. Văn tự chữ Hán trên cột kinh không chỉ phản ánh sự kiện lịch sử mà còn nói lên sự phát triển của chữ viết thế kỷ 10. Đây chính là bi ký có niên đại sớm nhất của thời kỳ phong kiến tự chủ đã phát hiện được từ trước đến nay.

Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 6
Bia Đại Bi Diên Minh tự bi (bia đá chùa Đại Bi) là tấm bia đá cổ quý hiếm thuộc chùa Đại Bi (xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Bia được làm từ đá xanh nguyên khối (hình chữ nhật dẹt), được khắc dựng vào thời Trần năm 1327. Bia còn khá nguyên vẹn, phần đế bia đã bị mất chỉ còn 2 phần trán bia và diềm bia.
Bia được tạo tác hoàn toàn bằng kỹ thuật điêu khắc đá thủ công truyền thống. Diềm trán bia và diềm hai bên đều chạm hình hoa cúc dây uốn lượn hình sin, ở dưới chân bia chạm sóng nước hình núi. Biểu tượng ngọc sáng cách điệu (ngọc báu) đứng riêng lẻ trên trán bia mặt sau. Đây là sự khác biệt độc đáo ít xuất hiện trên các tấm bia cùng thời.
Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 7
Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ hiện được lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, được xác định niên đại vào tháng 4 năm Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông (1466). Thẻ là tấm hợp kim đồng, phẳng, mỏng, hình thang cân, hai góc của cạnh trên của hình thang được tỉa cong. Hai mặt có khắc chữ Hán, nét chữ khắc sâu, rõ ràng. Mặt trước khắc 5 chữ Hán được dịch tiếng Việt: Cung nữ xuất mãi bài.
Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 8Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 9Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 10

Ngoài thẻ bài, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội còn có ba bảo vật khác cũng được công nhận bảo vật quốc gia lần này bao gồm Đao cẩn tam khí, lá đề trang trí phượng đất nung thời Lý và Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ.

Đao cẩn tam khí niên đại thời Trần, thế kỷ XIV sở hữu hoa văn trang trí tinh xảo với nhiều đồ án khác nhau được trang trí nhắc lại ở hai mặt, tạo cảm giác hai mặt như một.

Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý, niên đại thế kỷ XI. Mặc dù phần thân đã bị om, dập, mất phần bệ nhưng so với những lá đề cùng loại đã được phát hiện, lá đề này là phiên bản còn đầy đủ và đẹp nhất.

Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ, niên đại thế kỷ XV là phần còn lại của một công trình hoàn thiện bao gồm một phần bộ mái và một phần bộ khung kết cấu.

Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 11Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 12
Dịp này, nhiều hiện vật thuộc nền văn hóa Champa được công nhận bảo vật quốc gia. Trong đó có ba hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng gồm phù điêu Đản sinh Brahma Mỹ Sơn E1 thế kỷ VII - VIII (Mỹ Sơn, Quảng Nam), tượng Shiva Mỹ Sơn C1 thế kỷ VIII (Mỹ Sơn, Quảng Nam), phù điêu Apsara Trà Kiệu thế kỷ X (Trà Kiệu, Quảng Nam).
Bảo vật Hoàng cung, trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 13

Tượng Shiva Mỹ Sơn C1 thế kỷ VIII (Mỹ Sơn, Quảng Nam). Tượng được tìm thấy ở tháp Mỹ Sơn C1 và là bức tượng theo bút pháp tả thực với chiều cao gần như người thật, khuôn mặt bộc lộ những nét nhân chủng của người Chăm. Đôi mắt hơi xếch, mở lớn, cánh mũi to và đôi môi dày. Đôi vai ngang và dáng đứng thẳng toát lên một sức mạnh cường tráng.

Tin liên quan