Đại chiến Anh - Đức

Bài toán tâm lý của người Anh

0:00 / 0:00
0:00
Alan Shearer là người duy nhất mang lại chiến thắng cho tuyển Anh trước Đức với pha ghi bàn ở EURO 2000
Alan Shearer là người duy nhất mang lại chiến thắng cho tuyển Anh trước Đức với pha ghi bàn ở EURO 2000
TP - Đối đầu với Đức, vấn đề lớn nhất của tuyển Anh không phải là nhân sự, mà họ phải giải được bài toán tâm lý. Chỉ khi vào trận với tâm thế không sợ hãi và sẵn sàng đương đầu, tuyển Anh mới có thể hoàn thành mục tiêu.


Ám ảnh quá khứ

Bài toán tâm lý của người Anh ảnh 1

Cập nhật lịch thi đấu và kết quả VCK EURO 2020 nhanh nhất

05/06/2021

Sau chiến tích đánh bại Tây Đức 3-2 để lên ngôi vô địch World Cup 1966, tuyển Anh mới một lần giành chiến thắng trước Đức ở những giải đấu trong hệ thống chính thức của FIFA và UEFA. Đó là trận đấu vòng bảng EURO 2000, với pha đánh đầu ghi bàn quyết định mang về chiến thắng 1-0 cho Tam sư của Alan Shearer. Tuy nhiên, đây lại là giải đấu buồn với cả tuyển Anh và Đức khi họ cùng bị loại sớm từ vòng bảng. Còn lại, tuyển Anh chưa một lần đánh bại Đức ở những giải đấu lớn như VCK Euro và World Cup. Tất cả những gì họ làm được chỉ là trận hòa 0-0 ở vòng bảng World Cup 1982.

Bài toán tâm lý của người Anh ảnh 2

7 trận đại chiến Anh-Đức tại các VCK World Cup và EURO

Đồ hoạ: Kiều Tú

Trái lại, người Đức đã rất nhiều lần khiến tuyển Anh phải khóc hận trên tất cả các giải đấu lớn. Họ ngược dòng đánh bại Tam sư 3-2 sau khi bị dẫn trước hai bàn ở tứ kết World Cup 1970, loại tuyển Anh ở bán kết Italia 90 trên chấm penalty. Tại Euro 1996, tuyển Anh của HLV Terry Venables hừng hực khí thế với màn trình diễn xuất sắc của Paul Gascoigne, Alan Shearer, Teddy Sheringham vẫn phải dừng bước trước tuyển Đức trong cuộc đấu súng trên chấm pen. Chứng nhân lịch sử của Euro năm đó chính là HLV Gareth Southgate, khi ông chính là người đá hỏng quả 11m cuối cùng khiến đội nhà bị loại. Gần nhất, tuyển Anh tiếp tục trở thành bại tướng dưới tay đối thủ này ở vòng 1/8 World Cup 2010 trên đất Nam Phi với tỷ số 1-4.

Người Đức trở thành cái tên ám ảnh nhất của tuyển Anh. Nỗi ám ảnh đó lớn đến nỗi, năm 2010, nhiều tờ báo Anh còn tự thừa nhận, đội bóng của họ đã không cùng đẳng cấp với tuyển Đức… từ lâu rồi!

Ngoài những thống kê bất lợi trước tuyển Đức, Tam sư còn có nỗi sợ hãi âm ỉ khác khi phải đối mặt với những cuộc đấu súng trên chấm pen. Theo thống kê, hơn 30 năm nay (từ 1990), tuyển Anh đã 5 lần bại trận khi phải đá luân lưu. Họ thua Đức tại Italia 90, thua Argentina ở France 98, thua Bồ Đào Nha tại Đức 2006. Đó là World Cup. Còn Euro? Như đã nói ở trên, tuyển Anh thất bại trước Đức năm 1996 và gần nhất, thua Italia tại Euro 2012 với vết sẹo khó lành là cú panenka thần sầu của Andrea Pirlo.

Bài toán tâm lý

Trước trận đấu cân não đêm nay, việc cần làm nhất của HLV Gareth Southgate là bài toán tâm lý. Ông cần phải tìm ra giải pháp giúp những đôi chân bạc tỷ của Harry Kane, Phil Foden, Raheem Stirling, Jack Grealish xứng đáng được gọi là Sư tử chứ không phải trở thành “mèo ngoan” trước người Đức. Bài học của chính Southgate và những kinh nghiệm xương máu sau rất nhiều lần tham dự giải đấu lớn vẫn còn nguyên giá trị với tuyển Anh.

Căn cứ vào thực tế và những phân tích của Roy Keane, tuyển Anh đang đứng trước cơ hội viết lại lịch sử trong các cuộc đọ sức với Đức. Trong tay HLV Southgate chưa bao giờ nhiều tài năng như lúc này, và tuyển Đức của HLV Joachim Loew cũng chưa bao giờ dễ tổn thương như lúc này!

Hai ngày trước, huyền thoại MU, Roy Keane đăng đàn khích tướng tuyển Anh. Cựu tiền vệ Ireland cho rằng, người cần tự tin đầu tiên phải là… HLV Gareth Southgate. Vì nếu ông không tin vào công việc cũng như tương lai tuyển Anh, sẽ chẳng học trò nào dám nghĩ họ thắng trận!

Về cuộc đối đầu cụ thể với tuyển Đức đêm nay, Roy Keane đánh giá cao tuyển Anh và cơ hội vượt qua đối thủ truyền kiếp này. Cựu ngôi sao MU phân tích, tuyển Đức hiện nay không đáng sợ như các giải đấu trước. Họ vẫn còn tên tuổi, nhưng dường như khát khao và sự gắn kết đã mai một. Đáng nói nhất - theo Roy Keane - là tuyển Đức hiện tại thiếu một thủ lĩnh tinh thần kiểu như Lothar Mattheaus, Stefan Effenberg, Oliver Kahn, Michael Ballack hay gần nhất là Philipp Lahm. Các mối liên kết đội hình của tuyển Đức cũng không còn được như các giải đấu lớn trước đây họ tham dự. Nhiều cầu thủ chứng tỏ họ chỉ là “thợ giỏi”, những cá nhân có thể làm tốt việc của mình, chứ không phải người kết nối tập thể.

Bài toán tâm lý của người Anh ảnh 3
MỚI - NÓNG