85% phụ nữ bị thiếu kẽm trong cơ thể

85% phụ nữ bị thiếu kẽm trong cơ thể
TPO - Kẽm là một khoáng chất cần thiết, giúp cơ thể sản sinh ra protein, DHA và là một vật liệu di truyền trong tế bào. Kẽm cũng rất quan trọng cho sự trao đổi chất và các chức năng miễn dịch. Đáng báo động là có tới 85% phụ nữ và 67% đàn ông bị thiếu kẽm.  

Sự quan trọng của kẽm đối với cơ thể

Kẽm rất quan trọng với hàng loạt các cơ quan chức năng trong cơ thể, bao gồm cả chức năng tuyến tiền liệt, sức khoẻ sinh sản, quá trình đông máu, hình thành collagen, tổng hợp protein và chức năng tuyến giáp.

Kẽm cũng hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch, bảo vệ gan và  mắt. Phụ nữ mang thai và trẻ em rất cần kẽm để tăng trưởng đúng tiêu chuẩn.

Ngoài những nhu cầu cơ bản, kẽm có thể thúc đẩy sức khoẻ tối ưu và phục hổi tình trạng sức khoẻ. Một số vận động viên sử dụng kẽm để cải thiện sức mạnh và hiệu suất. Khoáng chất này còn được thêm vào thuốc chữa cảm để tăng tốc độ phục hổi và áp dụng cho da để điều trị các vết loét, điều trị da mụn trứng cá và các dấu hiệu lão hoá.

85% phụ nữ bị thiếu kẽm trong cơ thể ảnh 1

Dấu hiệu của cơ thể thiếu kẽm

Chức năng miễn dịch suy giảm và mất cảm giác ngon miệng có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm. Trường hợp thiếu hụt kẽm nghiêm trọng có thể dẫn đến rụng tóc, rối loại chức năng cương dương, các tổn thương da và mắt. Ngoài ra, thiếu hụt kẽm còn làm mất vị giác, khứu giác, chậm lành vết thương và tinh thần mệt mỏi.

85% phụ nữ bị thiếu kẽm trong cơ thể ảnh 2

Điều gì dẫn đến sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể?

Lý do đầu tiên dẫn đến sự thiếu hụt kẽm là do chệ độ ăn uống. Các loại đậu và ngũ cốc có chứa các hợp chất phytates, ngăn kẽm không được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể. 

Ngoài ra tiêu thụ nhiều chất xơ cũng có liên quan đến nồng độ thấp của kẽm. Nồng độ kẽm cũng có thể bị cạn kiệt do tiêu chảy mãn tính và mồ hôi quá nhiều.

Bệnh thận và bệnh tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ kẽm, trong khi rối loại tiêu hoá như viêm loét đại tràng có thể làm giảm lượng kẽm hấp thụ.

85% phụ nữ bị thiếu kẽm trong cơ thể ảnh 3

Bổ sung kẽm bằng thực phẩm

Bạn có thể bổ sung kẽm qua con hàu (nguồn kẽm dồi dào nhất), thịt đỏ, cá mòi, trứng, thịt gà và sữa.

Tuy nhiên, các sản phẩm động vật không phải là nguồn duy nhất. Các nguyên cữu đã thấy rằng ăn chay có nồng độ kẽm trong huyết thanh tương tự như người không ăn chay. Một chế độ ăn chay đủ kẽm là chế độ ăn  bao gồm lúa mì, hạt lanh, bí ngô, đậu xanh, đậu hũ, đậu hà lan, sô cô la đen.

85% phụ nữ bị thiếu kẽm trong cơ thể ảnh 4
MỚI - NÓNG