1. Bắt đầu ôn thi từ sớm
Bạn nên bắt đầu học ngay sau khi giáo viên thông báo về kỳ thi. Thậm chí bạn phải ôn thi từ trước đó, bạn đọc lại vở ghi chép sau mỗi giờ học để chắc chắn rằng mình hiểu hết các vấn đề mà thầy cô giảng trên lớp. Đặc biệt, bạn nên tự viết ghi chú theo cách hiểu của chính bản thân mình.
Bạn có thể chuẩn bị nhiều hơn cho kỳ thi bằng cách suy nghĩ các câu hỏi mà giáo viên sẽ hỏi trong bài thi. Bạn nên viết các câu hỏi xuống và trả lời ngay sau khi lớp học kết thúc. Điều này sẽ khiến cho việc học tập của bạn trở nên dễ dàng hơn.
2. Lập kế hoạch để quản lý quỹ thời gian của mình
Nhồi nhét bài tập, lý thuyết thâu đêm thường không có hiệu quả. Thay vào đó, hãy lập kế hoạch và sắp xếp thời gian học tập thật hợp lý, như vậy bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi kỳ thi tới.
Mỗi ngày bạn nên học từ 2 - 3 giờ đồng hồ, cứ sau 50 phút, bạn nên nghỉ ngơi từ 5 - 10 phút. Trong khoảng thời gian đó, hãy ăn vặt, xem TV hay đi dạo. Sau đó, bạn sẽ thấy rằng mình học nhanh hơn và ghi nhớ được nhiều hơn. Đặc biệt, bạn nên học ở những nơi yên tĩnh, để có thể tập trung vào học tập.
3. Giữ sức khỏe
Nghiên cứu chỉ ra rằng dành thời gian để tập thể dục và ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện hiệu suất trong các kỳ thi . Vì vậy, bạn nên đi ra ngoài và vận động cơ thể. Khi chúng ta bị căng thẳng đôi khi chúng ta muốn ăn vặt nhưng ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Ngoài ra, bạn nên ngủ đủ giấc - đặc biệt là vào những ngày trước khi kỳ thi diễn ra. Giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn ghi nhớ những gì bạn đã học.
4. Thực hành, thực hành, và thực hành
Nếu thầy cô giáo ra bài kiểm tra thử, hãy làm nó thật cẩn thận. Nếu không, bạn nên tự ra đề kiểm tra, rồi hoàn tất nó. Trả lời các câu hỏi cùng bạn bè trong lớp và học nhóm cùng nhau, chiêu này cực hữu ích đấy.
5. Thư giãn
Hãy suy nghĩ về những căng thẳng mà bạn đang cảm thấy, rồi viết ra giấy những căng thẳng đó.
Bất cứ khi nào một ý nghĩ căng thẳng xuất hiện trong đầu bạn, hãy thay thế nó bằng một điều tích cực hơn. Ví dụ, thay vì nghĩ rằng “Chắc mình trượt kỳ thi này mất thôi” thì hãy nghĩ rằng “Mình sẽ học chăm hơn, sớm hơn để đạt kết quả cao trong kỳ thi”.
Ngoài ra, bạn nên hít thở sâu. Hít một vài hơi thật sâu, thở sâu từ bên trong bụng ra và hãy thở thật từ từ. Điều này sẽ giúp bạn hít được nhiều không khí vào phổi và nó sẽ giúp bạn thư giãn.
6. Nghĩ rằng mình sẽ thành công
Đôi khi điều này sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực, nhưng đôi khi nó lại giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nghĩ mình sẽ thành công khiến bài kiểm tra của bạn trở nên dễ dàng hơn, bạn sẽ an tâm khi viết câu trả lời vào bài thi. Và hãy hình dung rằng bạn sẽ đạt điểm giỏi. Khi bạn tưởng tượng mình thành công, khả năng thành công của bạn sẽ cao hơn đấy. Nhưng không chỉ là hình dung - bạn thực sự phải làm được điều đó!
7. Nói chuyện với ai đó
Nếu bạn thấy mình vẫn căng thẳng, hãy nói chuyện với người mà bạn tin tưởng, cho dù đó là bố mẹ, giáo viên, nhân viên tư vấn học đường hay bạn bè của bạn. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích.
8. Tham dự kỳ thi
Xem qua tất cả các trang của bài thi trước khi bắt đầu làm bài để biết chắc có bao nhiêu câu hỏi trong bài thi. Điều này sẽ giúp bạn xác định được số thời gian mà bạn cần để hoàn thành hết bài thi.
Đọc tất cả các hướng dẫn. Trả lời tất cả các câu hỏi mà bạn biết rõ để chắc chắn rằng mình dành được điểm cho câu hỏi đó.
Hãy duy trì tốc độ làm bài của mình. Ngồi lại trong phòng thi đến khi hết thời gian làm bài, vì nhỡ đâu bạn lại muốn sửa câu trả lời nào đó thì sao. Sau khi làm xong bài, hãy giở lại và đọc thật kỹ câu trả lời.
Giờ thì thở phào nhẹ nhóm thôi nào!