Một nghiên cứu mới về thủy triều của Trái đất đã chỉ ra rằng: thời gian mỗi ngày đang dài hơn do hậu quả của hiện tượng “phanh thủy triều”. Cụ thể, trong 100 năm qua, thời gian của một ngày đã dài thêm 1,8 phần nghìn giây. Điều này đồng nghĩa với việc, sau khoảng 200 triệu năm nữa, mỗi ngày sẽ dài 25 tiếng.
Đây là công bố được đưa ra trong cuốn kỷ yếu của tạp chí Khoa học Hoàng gia. Các nhà khoa học dẫn đầu cuộc nghiên cứu là Catherine Hohenkerk, Leslie Morrison và FR Stephenson.
Kết quả của nghiên cứu được tính toán dựa trên số liệu từ năm 720 trước công nguyên đến năm 2015. Khi quỹ đạo của mặt trăng tăng lên 4cm thì vòng quay của Trái đất sẽ chậm lại do ảnh hưởng của ma sát thủy triều. Thời gian quay hết một vòng của Trái đất từ đó cũng sẽ tăng dần lên.
Ngoài ra, việc xác định thời gian xảy ra nhật thực toàn phần cũng giúp ích các nhà khoa học rất nhiều trong việc tính đoán độ dài một ngày. “Trước năm 720 TCN, chúng tôi không ghi nhận bất kì một lần nhật thực nào. Điều này cũng tiết lộ đáng kể về số vòng quay của Trái đất trong quá khứ”.
Hiện tại, chu kỳ thiên văn chính xác của Trái Đất là 23 giờ 56 phút 4,1 giây. Vì vậy, một ngày trên Trái Đất thực sự chỉ bằng 0,997 ngày chuẩn 24 giờ.