> Tới đây phải công khai giá thành điện
> Tuần này, QH thông qua nhiều nghị quyết quan trọng
ĐB Trần Hoàng Ngân phát biểu thảo luận tại tổ. Ảnh: Hồng Vĩnh. |
Năm 2015, thu nhập tăng gấp đôi
Trong giai đoạn 2011- 2015, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5- 7%. Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội khoảng 33,5%- 35% GDP. QH cũng đặt ra mục tiêu đến, năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5- 7%. Thu nhập thực tế của dân cư đến 2015 gấp 2- 2,5 lần so với năm 2010.
Trong đó, 2-3 năm đầu kế hoạch cần tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý và mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, 2-3 năm tiếp theo bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
QH cho rằng, phải thực hiện tái cơ cấu đồng bộ trong tất cả các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước và từng địa phương, đơn vị cơ sở, sản phẩm chủ yếu, với tầm nhìn dài hạn và có lộ trình cụ thể. Trong đó, tập trung thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế trong 3 lĩnh vực quan trọng là cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính; cơ cấu lại doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
"Ngay từ năm 2012 tiến hành bước khởi động và chuẩn bị các điều kiện để từ năm 2013 tạo được chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản; năm 2015 có hiệu quả rõ rệt"- QH yêu cầu.
Về thị trường tài chính, phải kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, vay trả nợ nước ngoài, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, thị trường chứng khoán và các nguồn vốn nóng khác.
Tăng cường sức mạnh quốc phòng
QH yêu cầu hoàn thiện và tổ chức thực hiện Đề án cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, năng lực quản trị doanh nghiệp, tính công khai, minh bạch, đồng thời có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát huy nội lực, tái cấu trúc, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, chủ yếu thuộc các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ công, ổn định kinh tế vĩ mô.
Cơ cấu lại đầu tư công theo hướng sửa đổi quy chế phân cấp quản lý, trước hết là đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, phải bảo đảm nguyên tắc chỉ quyết định đầu tư đối với dự án đã đủ thủ tục theo quy định và khi đã xác định rõ nguồn, mức vốn và khả năng cân đối nguồn vốn từ trung ương đến địa phương.
Bảo đảm diện tích trồng lúa 3,8 triệu ha, đồng thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù cho các địa phương và nông dân trồng lúa bảo đảm an ninh lương thực quốc gia…
QH cũng yêu cầu quan tâm củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại vững mạnh, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận, bảo đảm từng bước trang bị hiện đại cơ sở vật chất- kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu: Phải trình đề án tái cơ cấu nền kinh tế tại kỳ họp tới Trao đổi với báo chí sáng 8-11, Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Văn Giàu cho biết, đối với việc tái cơ cấu nền kinh tế, QH đã yêu cầu Chính phủ phải có đề án tổng thể và phải trình QH trong kỳ họp thứ ba. Đây là nhóm giải pháp rất quan trọng, đòi hỏi các bộ, ngành phải cụ thể hóa. Các cơ quan của QH sẽ bám sát nội dung nghị quyết để giám sát và đôn đốc việc thực hiện. Theo ông, đề án này có được thông qua tại một kỳ họp? Nghị quyết nói rất rõ, việc xây dựng đề án tái cơ cấu phải hoàn thành và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 3. Tôi nghĩ đề án này có thể thông qua ngay trong một kỳ họp. Vậy việc tái cơ cấu có ảnh hưởng mục tiêu tăng trưởng năm 2012 không, thưa ông? Chúng ta phải có bước đi kết nối nhẹ nhàng, tính toán kỹ. Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế nói rất rõ, đây không phải sự thay đổi hay đảo lộn những tiến trình chúng ta đang triển khai. QH sẽ giải quyết như thế nào về những lo lắng của người dân về tính an toàn của hệ thống ngân hàng? Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trong cuộc họp báo mới đây đã nói rất rõ. Đó là tái cấu trúc thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng tính an toàn. Ngọc Tiến |