TP - Hoạt động đầu tư giao thông đường bộ đang gặp không ít khó khăn, rào cản do quy định pháp luật; có địa phương muốn bỏ vốn đầu tư xây quốc lộ, đường cao tốc, hỗ trợ vốn cho địa phương khác nhưng không được. Trong khi đó, dự án hợp tác công - tư (PPP) giao thông cũng giảm sức hút vì phần vốn nhà nước tham gia chưa đủ hấp dẫn, thậm chí chỉ đủ cho giải phóng mặt bằng.
TPO - "Ngân quỹ tồn số tiền lớn, ai cũng xót xa, nhưng nếu đưa tiền ra mà làm thất thoát, lãng phí lớn hơn thì còn xót xa hơn. Cho nên không thể nóng vội mà đưa ra những giải pháp cực đoan".
TPO - Tình trạng cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm tiếp tục là chủ đề nóng, được các đại biểu Quốc hội băn khoăn, phản ánh, khi cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, vào ngày 25/5.
TPO - Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, không phải đến kỳ họp này mà tại kỳ họp trước, Bộ Tài chính đã đề xuất để tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong việc cải tạo, nâng cấp các cơ sở, công trình, không phải chờ dùng vốn đầu tư công mà có thể từ nguồn chi thường xuyên.
TPO - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Chính phủ báo cáo cấp thẩm quyền để có thể sử dụng vốn ngân sách nhà nước xử lý 8 dự án BOT giao thông có bất cập, vướng mắc. Ước tính số tiền để xử lý các dự án tồn tại này khoảng 10.300 tỷ đồng.
TPO - Các địa phương ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, TPHCM đang đốc thúc, tháo gỡ khó khăn để tìm cách tăng tốc độ giải ngân giải ngân vốn đầu tư công.
TPO - Có những năm ngân sách sẽ vượt thu rất cao nhưng cũng sẽ có những năm ngân sách sẽ hụt thu... Cho nên để chủ động và điều hòa trong nguồn cải cách tiền lương là rất cần thiết", Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nêu.
TPO - Dự kiến đến hết năm 2023 sẽ chỉ giải ngân được khoảng 2.570 tỷ đồng, số vốn dự kiến không sử dụng hết còn khoảng 37.430 tỷ đồng, việc triển khai chính sách hỗ trợ 2% lãi suất đạt kết quả rất thấp.
TPO - Trong bốn tháng đầu năm, tỉnh Bình Dương mới giải ngân vốn đầu tư công đạt 7,4% kế hoạch của tỉnh và đạt 13,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đáng chú ý, các dự án trọng điểm, tỷ lệ giải ngân chỉ mới đạt gần 2%.
TP - Khoản vốn đầu tư công “khổng lồ” 700.000 tỷ đồng năm 2023 được kỳ vọng giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn. Mỗi đồng vốn đầu tư công được giải ngân sẽ tạo việc làm cho người lao động, giúp doanh nghiệp (DN) có thêm doanh thu. Tuy nhiên, để tiêu hết số tiền này cần sự vào cuộc ráo riết của bộ ngành, chính quyền địa phương.
TPO - Trong tháng 5 phải khởi động lại dự án chống ngập do triều, đảm bảo đạt mốc hoàn tất dự án này vào cuối năm; thông qua Ban Thường vụ Thành ủy trình Chính phủ xin chủ trương đề án Cảng trung chuyển Cần Giờ...
TPO - Chủ trì cuộc họp với 5 địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói thẳng: “Nếu không tìm được nguyên nhân xác thực, cụ thể để có giải pháp tháo gỡ phù hợp thì chỉ họp cho có, tốn thời gian, tiền bạc mà không giải quyết được vấn đề”.
TPO - GS.TSKH Bùi Văn Ga nhìn nhận quyền lực của Hội đồng trường còn rất hạn chế, hoạt động còn mang tính hình thức, trách nhiệm giải trình và trách nhiệm xã hội rất mờ nhạt.
TPO - Chủ tịch UBND TPHCM đề nghị người đứng đầu các địa phương, đơn vị và chủ đầu tư các dự án chịu trách nhiệm trước UBND TPHCM trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án và khối lượng giải ngân vốn đầu tư công tại địa phương, đơn vị; gắn kết quả công tác giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ thực hiện các dự án vào kết quả đánh giá cán bộ, công chức ngay trong quý II và cả năm 2023.
TPO - Kết thúc quý I, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 9,69%, thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm gần đây; rất nhiều bộ, ngành vẫn chưa giải ngân được đồng vốn đầu tư công nào.
TPO - Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết, thành phố đang đề nghị Trung ương xem xét Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54, trong đó có vấn đề xin thí điểm, thực hiện vận dụng Kết luận 14 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
TPO - Ngoài 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng trước ngày 30/4 này, sẽ có thêm 4 dự án cao tốc khác phải hoàn thành trong nửa cuối năm nay. Thời gian còn lại để các dự án này thi công đạt mục tiêu đề ra không nhiều, trong khi khối lượng còn lại không ít.
TPO - Dự án sẽ thực hiện đầu tư cho 146 trạm y tế, trong đó thực hiện sửa chữa trên hiện trạng hiện hữu đối với 140 trạm và xây dựng mới 6 trạm với tổng nguồn vốn ngân sách 296 tỷ đồng.
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM thống nhất phân công các thành viên của Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy làm tổ trưởng các tổ công tác, trực tiếp và thường xuyên giám sát, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai từng dự án và công tác giải ngân đầu tư công.
TPO - Tại kỳ họp chuyên đề này, HĐND thành phố xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và mua sắm trang thiết bị cho 146 trạm y tế phường, xã, thị trấn; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương; quyết định chủ trương đầu tư dự án tu bổ một số di tích lịch sử cấp quốc gia...
TPO - Đến hết quý I/2023, tổng vốn giải ngân của 17 bộ, cơ quan thuộc phạm vi đôn đốc của Tổ công tác số 3 mới đạt 6,11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với mức trung bình của cả nước là 10,35%.
TPO - Dù Chính phủ đã ban hành nghị quyết cho phép Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) được tự cân đối, bố trí vốn đối ứng còn lại để tiếp tục triển khai, sớm hoàn thành Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, nhưng dự án vẫn vướng về vốn.
TPO - Kỳ họp xem xét các tờ trình của UBND TPHCM về đầu tư công, chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương, tăng tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện một số dự án...
TPO - Hiện, Hà Nội đang triển khai xây dựng 2 dự án đường sắt đô thị là tuyến Nhổn - ga Hà Nội và Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, nhưng cả 2 dự án này đều chậm tiến độ, nhiều vướng mắc và tiếp tục đội vốn dẫn tới phải điều chỉnh thủ tục đầu tư.
TPO - Đối với các dự án cấp bách phát sinh mới, chưa được bố trí kế hoạch vốn trung hạn (2021-2025) trên địa bàn quận 6, Chủ tịch HĐND TPHCM đề nghị tiếp tục rà soát, cân đối nguồn vốn để bố trí vốn cho các dự án này, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho dự án kênh Hàng Bàng giai đoạn 3.
TPO - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn và Công ty CP Tập đoàn Miền Trung vừa được Bộ Giao thông vận tải nhắc nhở do chưa nỗ lực triển khai thi công, chưa duy trì tiến độ thi công liên tục tại dự án cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn (thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1).
TPO - Trong khi đường vành đai 4 vùng Thủ đô đang cơ bản được triển khai đáp ứng tiến độ, đường vành đai 4 TPHCM lại đứng trước nguy cơ thiếu vật liệu thông thường...
TPO - Bộ Giao thông vận tải cho hay, trước ngày 30/4 này sẽ đưa vào khai thác 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, gồm: Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây. Tuy nhiên, sau khi đưa vào khai thác tuyến chính, một số phần việc còn lại như đường gom, cầu vượt dân sinh tiếp tục hoàn thiện sau.
TP - Tại hội thảo Cơ chế chuyển dịch đất đai và chính sách pháp lý đột phá cho TPHCM diễn ra hôm qua (7/4) nhiều ý kiến đề xuất cho phép TPHCM tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công.