Hệ thống phòng không Patriot của Mỹ. Ảnh: Reuters |
Cuộc xung đột bùng lên ở Ukraine sau nhiều năm căng thẳng khiến các nước châu Âu tăng cường mua sắm quốc phòng.
“Dù chuyển giao vũ khí giảm trên toàn cầu, nhưng tăng mạnh ở châu Âu do căng thẳng giữa Nga với hầu hết các nước châu Âu khác”, Pieter D. Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI, nói trong một tuyên bố.
SIPRI định nghĩa vũ khí lớn là máy bay quân sự, tàu chiến, xe tăng, pháo, tên lửa và các hệ thống quân sự hạng nặng khác.
Nhập khẩu vũ khí của các quốc gia châu Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng 65% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Nhưng trên thế giới, chuyển giao vũ khí quốc tế giảm 5,1%, theo thống kê của SIPRI.
Mỹ và Nga là hai nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất và nhì thế giới trong 3 thập kỷ qua.
Xuất khẩu vũ khí của Mỹ tăng 14% so với giai đoạn 2013-2017, giúp Mỹ chiếm 40% thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Trong khi đó, thị phần của Nga giảm từ 22% xuống 16%.
“Có khả năng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ hạn chế hơn nữa xuất khẩu vũ khí của Nga. Lý do là bởi Nga sẽ ưu tiên cung cấp cho lực lượng vũ trang của họ và đặt hàng từ các nước khác sẽ giảm do nhiều lệnh trừng phạt áp với Nga”, Wezeman nhận định.
Năm 2022, SIPRI cảnh báo kho vũ khí hạt nhân toàn cầu có thể sẽ gia tăng trong các năm tới.