PGS.TS Phạm Xuân Mai

Xe máy chiếm đất thành phố, thủ phạm gây ùn tắc giao thông

Xe máy là phương tiện lưu thông chính của người dân ở TPHCM.
Xe máy là phương tiện lưu thông chính của người dân ở TPHCM.
TPO - Nội đô TPHCM có đến 84% phương tiện lưu thông là xe máy, 71% tai nạn giao thông do xe máy gây ra và phải cần hơn 91 triệu m2 đường, gấp 3,5 lần diện tích đang có mới đáp ứng đủ lượng xe máy hiện có chạy theo tốc độ cho phép.

Đó là ý khẳng định của PGS.TS Phạm Xuân Mai tại hội thảo khoa học “Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TPHCM - thực trạng và giải pháp” được tổ chức tại TPHCM vào sáng 20/4.

PSG.TS Phạm Xuân Mai cho rằng, hiện tại mạng lưới đường và bãi đậu xe ở TPHCM rất thấp, trong khi hiện TPHCM có trên 7,5 triệu xe máy, chưa kể khoảng hơn 1 triệu xe máy ngoại tỉnh.

Đồng thời, theo thống kê mỗi năm TPHCM tăng từ 400.000 đến 450.000 xe máy, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trở nên trầm trọng. Vì vậy, cần sớm loại bỏ xe máy khỏi hệ thống giao thông của thành phố. Đồng thời, cần xem lại xe máy có được xem là một phương tiện giao thông hay không.

“Xe máy là kẻ chiếm đất thành phố. Không nên xem xe máy là phương tiện giao thông”, PGS.TS Mai nói.

Theo ông Mai, hiện nay TPHCM có lượng xe máy cao nhất thế giới, khi trung bình có 910 xe máy/1.000 dân trong khi đó nhiều quốc gia đã cấm xe máy vào thafh phố lớn. TS.Mai phân tích, mỗi chiếc xe máy lưu thông đúng tốc độ, đảm bảo an toàn cần có điện tích 12m2 mới đảm bảo an toàn chứ không phải 2m2 như thường nghĩ.

Trong khi hiện TPHCM có quỹ mặt đường khoảng 26 triệu m2 là không đủ khả năng. Với diện tích chiếm chỗ khi di chuyển là 12 m2/xe nên thành phố cần đến 91,2 triệu m2 vuông mới có thể đáp ứng đủ cho lượng xe máy hoạt động.

Xe máy chiếm đất thành phố, thủ phạm gây ùn tắc giao thông ảnh 1

PGS.TS Phạm Xuân Mai cho rằng xe buýt không phát huy được tác dụng là do xe máy

 Ông Mai cho rằng, xe máy là “thủ phạm” gây ra ùn tắc giao thông khi như một “con ngựa sắt chạy rông”, không theo tuân thủ luật giao thông, khó kiểm soát so với ô tô. Đồng thời, xe máy đang gây ra nhiều bất tiện, thiệt hại đối với cộng đồng nên nhất thiết phải giảm sự lưu thông của xe máy.

PGS.T. Phạm Xuân Mai dẫn chứng, xe máy chiếm 84% lượng phương tiện lưu thông trong nội đô TPHCM, tỉ lệ trung bình trong làn xe hỗn hợp là 79% so với xe buýt chỉ có 5%. Như tuyến đường An Sương-Cộng Hòa, Bạch Đằng… xe máy chiếm trên 95%. Đây là nguyên nhân khiến xe buýt không hoạt động được, không phát huy được tác dụng, hậu quả do xe gắn máy.

Ở TPHCM, tai nạn giao thông xe máy cũng chiếm 71%, thiệt hại do xe máy gây ra với thành phố là trên 6.184 tỷ đồng/năm, khoảng 15,4% GDP của thành phố.

Với những lập luận trên, PGS.TS Phạm Xuân Mai cho rằng TPHCM cần cấm xe máy vào nội đô, không nên xem xe máy là phương tiện giao thông…

MỚI - NÓNG
Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng
Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng
TPO - Sáng nay (15/10), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng lên đỉnh mới tiến sát mốc 84 triệu đồng/lượng còn vàng miếng tăng nửa triệu đồng/lượng lên 85 triệu đồng/lượng.