Xây dựng mô hình vườn cây dược liệu thanh niên

TPO - Nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp lập nghiệp, ngày 2/7, Ban Thường vụ Huyện đoàn - Hội LHTN huyện Quỳ Châu. Nghệ An triển khai xây dựng mô hình vườn cây dược liệu thanh niên (cây bồ kết) cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Châu Tiến.
Xây dựng mô hình vườn cây dược liệu thanh niên ảnh 1

Ngày 2/7, Ban Thường vụ Huyện đoàn - Hội LHTN huyện Quỳ Châu đã tổ chức trao tặng mô hình vườn cây dược liệu với 500 cây dược liệu bồ kết trị giá 25 triệu đồng cho thanh niên Lê Văn Khánh, trú bản Lầu, xã Châu Tiến, là thanh niên có hoàn cảnh khó khăn.

Xây dựng mô hình vườn cây dược liệu thanh niên ảnh 2

Tại đây, lực lượng đoàn viên thanh niên xã Châu Tiến được huy động tiến hành các hoạt động đào hố và trồng được trên 100 cây dược liệu. 400 cây còn lại sẽ được trồng vào các thời gian tiếp theo, đảm bảo không ảnh hưởng bởi thời tiết. Ban Thường vụ Huyện đoàn cũng có món quà hỗ trợ thêm cho mô hình phát triển bền vững.

Xây dựng mô hình vườn cây dược liệu thanh niên ảnh 3
Do khu vực trồng cách xa, đồi núi nên đoàn viên thanh niên phải gùi, đẩy xe rùa để di chuyển cây dược liệu vào trong khu vực trồng.
Xây dựng mô hình vườn cây dược liệu thanh niên ảnh 4
Xây dựng mô hình vườn cây dược liệu thanh niên ảnh 5

Đoàn viên thanh niên đội nắng vận chuyển cây dược liệu lại khu vực trồng.

Xây dựng mô hình vườn cây dược liệu thanh niên ảnh 6

Chị Phan Thị Quỳnh Châu, Bí thư Huyện đoàn Quỳ Châu chia sẻ: “Mô hình vườn cây dược liệu thanh niên được triển khai trồng thí điểm dự kiến sẽ nhân rộng trong thời gian tới với mục tiêu giúp thanh niên nắm bắt kỹ thuật trồng, tự nhân giống tại vườn rừng gia đình, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tạo việc làm bền vững cho hộ thanh niên, giúp tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong bảo tồn nhiều bài thuốc cổ truyền và các cây thuốc quý tại địa phương, góp phần tuyên truyền về việc sử dụng cây thuốc nam trong chăm sóc sức khỏe người dân”.

Xây dựng mô hình vườn cây dược liệu thanh niên ảnh 7

Theo y học cổ truyền, quả bồ kết có vị cay, mặn tính ôn, có tác dụng thống khiếu, khử đờm, tiêu thũng. Hạt bồ kết có vị cay, tính ôn, có tác dụng nhuận táo, thông đại tiện, bí kết, tiêu độc. Gai bồ kết có vị cay, tính ôn, có tác dụng tiêu thũng, bài nùng, sát trùng. Ở Việt Nam, người dân dùng quả bồ kết ngâm hoặc nấu nước gội đầu, làm sạch gầu, trơn tóc và dùng quần áo len, dạ, lụa có màu, không bị hoen ố và không phai màu.

Xây dựng mô hình vườn cây dược liệu thanh niên ảnh 8

Trong y học hiện đại, một số bệnh viện đã dùng bồ kết để chữa bí đại, trung tiện sau khi mổ, tắc ruột cho cả trẻ em và người lớn. Được thu hoạch sau 2-3 năm, dự kiến thu về sản lượng lớn, đầu ra rộng mở.

Xây dựng mô hình vườn cây dược liệu thanh niên ảnh 9
Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong bảo tồn nhiều bài thuốc cổ truyền và các cây thuốc quý tại địa phương.
Tin liên quan